Những điều kiêng kỵ trong nhà ở theo phong thủy - Điện máy kim biên

Những điều kiêng kỵ trong nhà ở theo phong thủy

Những điều kiêng kỵ trong phong thủy nhà ở

Tiền trạch( Trước nhà)

Trước nhà kỵ phản quang

Những tòa cao ốc ốp kính sáng loáng luôn tạo ra ánh sáng phản chiếu đối với những nhà đối diện. Nhìn từ góc độ trực quan, trước hết nó làm chói mắt, khiến chúng ta cảm thấy rất khó chịu, gây cảm giác bực bội, không thoải mái. Nhìn từ góc độ khác, tần suất của từ trường sống quang và từ trường bình thường của cơ thể người có sự khác biệt rất lớn, nó phá hoại từ trường của cơ thể, vì vậy loại sóng quang này rất có hại.

Ngoài ra, “tụ khí” mới có thể “dưỡng thần”, ánh sáng quá mạnh như thế tạo ra một bức bình phong chắn mất sinh khí của tự nhiên, không cho sinh khí hội tụ và đi vào. Sóng quang có hại này còn làm tổn thương đến tế bào não, gây ra nhiều chứng bệnh phụ khoa ở phụ nữ. Vì vậy, khi chọn nhà cần tránh loại ánh sáng có hại này.

Trước nhà kỵ đường tông thẳng vào

Đường tông thẳng vào nhà sẽ tạo thành luồng khí thẳng hướng, luồng khí này rất mạnh và tốc độ rất cao. Cơ thể con người lại là những phần cong uyển chuyển, “cong” mà lại “hữu tình”, chữ “tình” ở đây là chỉ sự ôn hòa, thư thái. Tốc độ của dòng máu trong cơ thể gần với tốc độ của luồng khí của gió được giảm nhẹ bởi sự uốn quanh uyển chuyển, khi đó chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái, tự tại.

Nếu tốc độ của luồng khí cao hơn tốc độ của dòng máu, khiến chúng ta cảm thấy như đang đi ngay đầu ngọn gió, khắp cơ thể đều rơi vào trạng thái bất thường, phải thu vai rụt cổ, nhắm nghiền mắt, ngậm chặt miệng, cảm giác thật khó chịu. Do đó, nhà nằm ngay đường tông thẳng vào, giống như một người suốt ngày phải ở nơi cuồng phong, nếu cư trú lâu ngày chắc chắn cơ thể sẽ gặp nhiều vấn đề.

Trước nhà kỵ bị che khuất

Trụ điện hay cây to trước cửa không chỉ che mất ánh sáng mà còn che mất tầm nhìn, như mảnh khăn bịt mắt, khiến bạn đưa mắt trông mà chẳng thể thấy được gì. Cây to thuộc âm tính, không có lợi cho sức khỏe của chủ nhà. Chọn địa điểm nhà ở là tìm nơi có “sinh khí”, chỉ có nơi sinh khí cuồn cuộn cây cối mới phát triển sum xuê, con người mới mạnh khỏe trường thọ.

Nhưng cửa nhà là nơi đi vào của sinh khí, nơi vào của sinh khí ví như yết hầu của con người, bất luận các cơ quan chức năng trong cơ thể ban tốt xấu thế nào, sinh mệnh của bạn chỉ phụ thuộc vào một hơi thở, một khi hơi thở ngừng, sinh mệnh cũng kết thúc. Cửa nhà là cửa của “khí”, càng là cửa của “sinh”, vì vậy “khí khẩu” không thể bị cản trở, che khuất.

Những câu hỏi thường gặp trong phong thủy nhà ở

Trước nhà kỵ không có sân

Nhà tọa Bắc hướng Nam, trước nhà có một khoảng đất trống, phong thủy truyền thống gọi là “chu tước minh đường”. Nó tạo nên một tầm nhìn thoáng đãng, giúp cảm nhận được cái bao la của trời đất, khiến trong lòng cảm thấy thư thái sảng khoái. “Minh đường rộng rãi là hữu phúc, minh đường như máu huyết của người mẹ tập trung nuôi dưỡng thai nhi, khí từ đó mà tụ.” Lý tưởng nhất là phía trước mình đường có nước.

Nước có tác dụng tụ khí, “nước gặp nước thì dừng”, nước có khả năng hội tụ sinh khí của đất trời. Quảng trường Thiên An Môn chính là minh đường của Cố Cung, minh đường rộng lớn, thu hút sinh khí của vũ trụ, giúp chủ nhân của Cố Cung bảo dưỡng thân thể, cầu xin non sông xã tắc đời đời vững bền.

Trước nhà kỵ có tòa nhà cao

Trước nhà có công trình kiến trúc cao lớn, ngoài mạnh trong yếu, khí thế không thuận. Sinh khí của những kiến trúc đồ sộ bao giờ cũng mạnh hơn sinh khí của những kiến trúc thấp nhỏ, kiến trúc nhỏ tất nhiên là rơi vào thế yếu. Kiến trúc cao lớn trước nhà sẽ cướp mất sinh khí, nơi sinh khí yếu lại bị ảnh hưởng bóng râm của kiến trúc cao lớn trước mặt, quanh năm không thấy bóng mặt trời, âm khí nặng nề, không có lợi cho sức khỏe và tâm lý của những người cư trú trong nhà. Nhà chung cư cao tầng hiện đại đa số đều có kích cỡ tương đương nên không tạo nên tình trạng thế mạnh lấn át thế yếu.

Trước nhà kỵ không có nước

Trước nhà có hồ nước hoặc đài phun nước gọi là minh đường tụ thủy, cũng chính là phía trước mình đường có nước, gọi theo phong thủy là có phúc trạch. Thực ra, theo lối sống xưa, trước nhà có nước thì không phải đi xa để lấy nước, tạo sự thuận tiện trong cuộc sống, đối với người xưa, cuộc Sống thuận tiện là có phúc khí. Tác dụng của nước là khiến sinh khí dừng lại, hội tụ nơi nhà ở, là một vấn đề có tính “kỹ thuật”, từ đó khi đi vào nhận thức của con người nó đã trở thành tượng trưng của phúc khí.

Kiến trúc hiện đại khó có thể lợi dụng được điều kiện tự nhiên trong trường hợp này nên đành dùng cách thức nhân tạo để bổ cứu. Phía trước quảng trường phía đông của Lý Gia Thành trên đường Trường An ở Bắc Kinh có một đài phun nước rất lớn. Mặc dù là một kiến trúc mang tính hiện đại cao nhưng đã tuân thủ quan niệm truyền thống rất chặt chẽ.

Hồ nước kỵ góc nhọn

Một số biệt thự hiện đại thường bố trí hồ bơi ở phía trước. Ngoài chức năng vận động, một hồ nước lớn còn có tác dụng mang lại hơi ẩm cho không khí khô hanh. Theo quan niệm truyền thống, trước minh đường có nước, nếu có hình dáng như hai cánh tay ôm vòng lại là thế tụ khí, nếu hình thế như hai cánh tay dang ra là thế phát tán, không thể tụ khí.

Vì vậy, hồ nước hay hồ bơi có hình tam giác hoặc góc nhọn là không tốt, đó là thế phát tán, không có lợi đối với việc hội tụ sinh khí cho nhà ở. Nếu góc nhọn của hồ nước lại chĩa thẳng vào nhà thì càng bất lợi, mỗi khi bước ra khỏi cửa nhìn thấy góc nhọn trước mặt như bị một nhát đâm, gây cảm giác căng thẳng và tổn thương, đó chính là sự tổn thương tâm lý do nhân tố môi trường không tốt đem lại.

Đường trước nhà tốt nhất là hình cánh cung

Trước nhà có đường hình cánh cung là rất tốt, như ngọc giắt thắt lưng. “Khi gặp nước thì dừng”, có thể dùng nước để khiến sinh khí của đất trời ngưng tụ lại. Vì vậy trước nhà có nước uốn quanh là hình thức tụ khí lý tưởng nhất. Nhà ở hiện đại rất khó có cơ hội cận kề với nước, nhưng đường đi cũng có tác dụng tương tự. Đường đi hình cánh cung ôm tròn như hai cánh tay con người, khu vực trung tâm của nhà ở là huyệt điểm tụ sinh khí, như tử cung của người phụ nữ, đó chính là nơi thần thánh tạo ra sinh mệnh, là cội nguồn của sức sống, vì vậy phải nâng niu và bảo vệ.

Đường trước nhà kỵ hình cánh cung ngược

Đường hình cánh cung ôm tròn trước mặt nhà như vòng tay người mẹ, cho ta cảm giác an toàn, ấm áp, bởi vì hình cánh cung là thế tụ khí. Ngược

lại, đường hình cánh cung ngược trước mặt nhà như hai cánh tay đang ra, là hình phát tán, khí chắc chắn sẽ bị phát tán đi, gây bất lợi đối với sức khỏe của gia chủ. Nếu toàn bộ bố cục của môi trường chỉnh thể đều tốt, nhưng lại vướng đường hình cánh cung ngược trước nhà, thì khí trường tốt cũng theo đó mà thất tán đi hết. Hay nói cách khác, khí trường tốt, thiếu một nhân tố cấu thành quan trọng, đã không còn là cơ địa trú trạch tốt nữa.

Cầu trước nhà kỵ hình cánh cung ngược

Cầu hình cánh cung ngược ở phía trước như nhát kiếm chém thẳng vào nhà. Tác dụng của cầu và đường đi cũng giống nhau, đều là “hư thủy”. Cầu hình cánh cung ngược cũng là thế phát tán, không thể tụ khí. Nếu chiều cao của cầu và nhà bằng nhau, giống như trước mặt nhà có đường hình cánh cung ngược, nếu cầu cao hơn nhà, chẳng khác nào trên nóc nhà có treo một con dao, lúc nào cũng có cảm giác bị uy hiếp, cả hai bố cục trên đều khiến sinh khí của nhà ở thất tán. Nhà ở không tụ khí thì những người trong nhà không thể nào đón nhận được sức sống tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng.

Trước nhà có công viên là điều tốt

Trước mặt nhà có công viên là rất tốt, công viên được xem như minh đường, nhưng nếu công viên bừa bộn phức tạp, là “minh đường bất tư”, thì không tốt. Minh đường trước nhà gọn gàng sạch sẽ không chỉ tốt về mặt thẩm mỹ mà còn có lợi cho sinh khí. Nếu minh đường bừa bộn, chất nhiều vật linh tinh, thì sinh khí thay vì đi thẳng vào nhà một cách thuận lợi, sẽ phải uốn quanh qua các chướng ngại vật, khiến cho sinh khí bị hao tốn.

Môi trường sạch sẽ gọn gàng là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến việc đón nhận sinh khí của đất trời, không thể xem thường. Trước mặt càng thoáng đãng tầm mắt càng nhìn được xa, minh đường càng chứa đựng ý nghĩa của “tương lai”, của “tiền đồ”.

Nhà cao hơn mặt đường là điều tốt

Dù là nhà ở hay cửa hàng, nền nhà cao hơn mặt đường đều là điều tốt, kiến trúc có địa thế thấp là không hay. Nếu từ mặt đường phải bước lên vài bậc tam cấp mới lên được nhà hay cửa hàng là thế hướng lên, khi bước vào có cảm giác đi lên, về mặt tâm lý tạo cảm giác may mắn. Ngược lại, nếu từ mặt đường phải đi xuống vài bậc tam cấp mới tới nhà là điều không hay, trước hết là nói về vấn đề ngập nước, khi thủy triều lên hay trời mưa, nhà ở vị trí thấp như vậy rất dễ bị ngập nước, tất nhiên là một tai họa lớn, khi xây dựng thiết kế phải lưu ý đến điểm này để tránh sự cố có thể xảy ra.

Kỵ tứ bề đều là mặt đường

Tứ bề bị bao bọc bởi đường đi là nhà không tốt. Luận theo phong thủy đường được xem như là nước, là “hư thủy”. Kề sơn cận thủy là nguyên tắc đầu tiên trong việc chọn nhà, núi là xương cốt của trái đất, nước là cội nguồn sức sống của vạn vật, không có nước con người không thể sinh tồn. Thủy vô sơn thì khí tán, sơn vô thủy thì khí hàn. Sơn thủy phải dựa vào nhau thì mới thu được sức sống của trời đất. Sau nhà không có núi hay kiến trúc cao làm bình phong rất khó ngăn chặn gió lạnh xâm nhập.

Nhà ở mà bốn bề đều là đường xem như chỉ có “thủy”, thủy thuộc âm tính, gây nên sự mất cân bằng về âm dương của môi trường. Đông y có câu “Điều hòa chính là sức khỏe”, sự mất cân bằng về âm dương của môi trường nhất định sẽ có hại cho sức khỏe.

Kỵ thấp hơn tòa nhà đối diện

Nhà ở đối diện nhau, địa thế thấp đối diện với địa thế cao là không tốt. Phong thủy luận rằng “Cao một tấc là núi, thấp một tấc là trước”, dựa vào núi là để tránh gió, cận kề nước là để tụ khí. Hai nhà đối diện nhau, nhà cao thì khí mạnh hơn, nhà thấp thì khí yếu hơn. Mối quan hệ giữa hình và khí có thể xem như mối quan hệ giữa hình và thần. Hình trạng cao thì khí mạnh, hình trạng thấp thì khí yếu. Ở Hồng Kông, nhà càng cao giá càng đắt, điều này xuất phát từ quan niệm “cao một tấc là núi”. Tranh một chút “khí” tức là để mình có thể thu nhận thêm vượng khí, sinh khí mà đất trời ban tặng, để gia vận phát đạt, ích thì đời đời.

Kỵ đối diện với góc nhà

Nhà ở không nên đối diện với góc nhà người khác. Bố cục tốt xấu của nhà thoạt nghe dường như thiên hình vạn trạng, kỳ thực “vạn biến bất ly kỳ tôn” (dù có biến hóa thế nào cũng không rời nguyên tắc chính), tức là đường đi hay nước hình vòng cung ôm tròn là hình cách tụ khí. Góc nhọn, mũi nhọn là bố cục không tụ khí. Bất kỳ ở vị trí nào, trên mái nhà, bên ngoài nhà, nếu nhìn thấy hình tam giác đều không tốt.

Kỵ đối diện với kiến trúc có hình chóp nhọn

Nhà ở không nên đối diện với kiến trúc có hình chóp nhọn, như nhà thờ. Kiến trúc hình chóp mang lại khí hình mũi nhọn, gây cảm giác ức chế đối với con người. Hình mũi nhọn là loại hình tam giác, là hình thể không tụ khí. Khi có sấm sét, vật thể hình mũi nhọn rất dễ bắt sét, gây nguy hiểm đến tính mạng của những người ở gần. Ngoài ra, nó còn có khả năng phóng ra sóng trường chấn hoặc gây ô nhiễm bức xạ và luồng hạt cơ bản, dẫn đến những chứng đau đầu, chóng mặt, mất cân bằng bài tiết…

Kỵ sau nhà không có núi chắn

Cất nhà phía trước núi là để tránh gió, những vách đá cao chập chùng chính là bức bình phong tự nhiên. Đồng bằng rộng lớn, cuồng phong gào thét, cây cối bị bứng cả gốc, người và gia súc cũng khó mà sinh tồn. Những dãy núi liên tiếp gọi là long mạch, hình và thế của long mạch có sự khác biệt, ngàn thước là thế, trăm thước là hình, thế là cảnh xa, hình là cảnh gần. Thế là quần thể những chỏm núi nhấp nhô, hình là một mỏm núi độc lập. Phía Tây hay Tây Bắc có núi hình dáng tròn, độ cong không quá lớn, phong thủy gọi là “kim tinh sơn”, hình núi như vậy thì đầy đặn, tụ khí, tàng khí, sinh khí tối vượng.

Kỵ lưng dựa vào núi trọc

Sau lưng nhà có núi trọc, đất đá lởm chởm, phong thủy gọi là “liêm trinh sơn”, chỉ cần nhìn thôi đã thấy được sự khắc nghiệt của môi trường. Đất có phong thủy tốt thì cây cối phải phát triển tươi tốt sum xuê, thủy chất và thể chất tốt. Non xanh nước biếc là phải tràn đầy sức sống, còn núi đá lởm chởm, cây cối thưa thớt, chẳng khác nào quái thú đằng đằng sát khí, gây cảm giác thê lương, sợ hãi. Những khu vực núi như vậy không thích hợp cho sự phát triển của sự sống. Nơi đất đá khô cằn là biểu tượng của sự suy bại, khô cạn của khí.

Kỵ sau nhà không có khoảng trống

Tập tục cư trú của người Trung Quốc cũng chính là sự hữu hình hóa quan niệm văn hóa, tập quán tâm lý của họ. Người Trung Quốc chú trọng sự cân bằng, điều độ. Sự hài hòa này là một cảnh giới rất cao, đó không phải là sự cân bằng có thể đong đếm phân biệt rõ ràng theo kiểu chia hai nửa bằng nhau, nó vững chắc mà không thiếu phần sôi động, tràn đầy sức sống sáng tạo.

Tiến có thể thấy trời đất bao la, lùi vẫn giữ lại một khoảng không bát ngát, thậm chí lấy lùi làm tiến, nuôi dưỡng tích lũy sức tái chiến. Quan niệm này khi đi vào phong thủy thể hiện ở việc yêu cầu trước có minh đường rộng rãi, sau phải có một khoảng đất trống, thể hiện vận khí tiềm tàng, có nơi để tiến thoái.

Tòa nhà cao tầng có thể xem như núi

Tòa nhà phía đối diện nên thấp để có thể phóng tầm mắt nhìn ra xa, tòa nhà phía sau nên cao để xem như lưng được tựa vào núi. Thành thị hiện nay khó lòng tìm ra núi, vì vậy nếu phía sau có tòa nhà cao tầng cũng có thể xem như có núi để tựa. Mô hình nhà ở lý tưởng cho mục đích tụ khí đã

trở thành kim chỉ nam cho tâm lý cư trú của người Trung Quốc, hình thức điển hình nhất là trước thấp sau cao, như vậy sẽ có được tầm nhìn rộng rãi, lại tránh được gió, vừa hợp lý vừa khoa học.

Ngoại trạch( Bên ngoài nhà)

Kỵ nằm quá gần nước

Nhà ở không nên nằm quá gần nước, nằm kề nước phong thủy gọi là “cách cước thủy”, cư trú trong loại nhà này rất dễ bị bệnh phong thấp. Địa chất ẩm ướt hoặc hôi thối mục nát sẽ gây ra các chứng bệnh về khớp, tim mạch, da liễu. Địa chất ẩm thấp mục nát là môi trường tự nhiên nuôi dưỡng vi khuẩn, nguyên nhân gây nên các loại bệnh tật. Nước có tác dụng tụ khí, gần nước cũng có nghĩa là dễ tụ khí, nhưng cất nhà phải suy xét tổng quát mọi vấn đề, không thể bỏ qua những nhân tố bất lợi.

Kỵ nằm giữa hai tòa nhà cao tầng

Hai tòa nhà cao nằm tương đối gần nhau, chừa lại một khoảng hẹp chính giữa, khoảng trống này khí lưu cực mạnh, nếu nhà ở nằm vào vị trí này khó tránh được sự xung phạm của khí lưu. Trước mặt nhà phải có minh đường rộng rãi thoáng đãng, gió phải điều hòa. Nếu nhà ở nằm đối diện với khoảng hẹp giữa hai tòa nhà cao như vậy, về mặt hình trạng sẽ tạo cảm giác tù túng, về mặt khí lưu, gió trong khe hẹp rất nhanh và mạnh, quá cao so với tốc độ huyết lưu của con người, cơ thể người khó lòng chịu đựng. Nhà tốt là phải tránh gió, tuyệt đối không nên cất nhà nơi đầu gió.

Kỵ ở tận cùng hẽm cụt

Nhà nằm ở tận cùng hẻm cụt không tốt, không có sinh khí. Phong thủy có câu “một con đường thẳng một thanh gươm”, nhất là cửa chính của nhà không được đối diện trực tiếp với đường đi. Khí trong hẻm cụt không thể lưu thông, khí lưu cũng giống máu huyết của con người, có lưu thông hay. không là tiêu chí của sức khỏe sinh mệnh, không thông cũng chính là sức sống đã tận.

Hướng về phía trước không có sự phát triển, hướng về phía sau không có chỗ tiến thoái. Tử khí không thể mang lại sức sống, vì vậy nhà ở không nên nằm ở tận cùng hẻm cụt.

Phía Tây nhà nên có đường lớn

Nhà ở mà bên trái có dòng nước, bên phải có đường rộng, phía trước có đất trống, phía sau có gò đồi cao, là đại quý, đó chính là tiêu chuẩn của nhà ở tọa Bắc hướng Nam. Phía sau có núi tựa cản gió, bên trái có nước rất cần cho sự sống, bên phải có đường để giao lưu với thế giới bên ngoài, phía trước là minh đường rộng rãi, đó chính là môi trường sống lý tưởng.

Đường dài rộng phía bên phải nhà không chỉ là đường giao thông mà còn là đường phát triển, hợp với dòng nước bên trái tạo thành hình dạng vòng tay bao bọc, khí gặp nước thì dừng”, đường chính là hư thủy. Nước là con của khí, khí là mẹ của nước. Khí sinh nước, nước tụ lại để dưỡng khí, thì khí tất vượng.

Phía Tây nhà nên có cây to

Phía Tây nhà có cây to rất tốt. Theo quan niệm truyền thống, phía Tây là vị trí của quẻ càn, bao hàm ý thiên, phụ, sáng tạo vạn vật. Bóng mát của cây to cho ta cảm giác được che chở, như người trên bảo bọc che chở cho người dưới. Về mùa Đông thường có gió Tây Bắc, cây to phía Tây nhà sẽ cản gió, có tác dụng bảo vệ cho ngôi nhà. Khái niệm “tàng phong trong phong thủy chính là tránh gió, khí tụ thì ấm, khí tán thì lạnh, tránh gió chính là nói tránh gió lạnh, làm cho khí hậu của một khu vực nhỏ được ấm áp.

Không nên ở gần chùa chiền

Chùa chiền, giáo đường đều được xây ở khu vực có môi trường tốt, nếu ở gần sẽ không tốt. Chùa chiền nằm ở nơi phong thủy bảo địa, tranh hết vượng khí. Nhà nằm gần chùa chiền nhất định sẽ rơi vào bố cục “ngoại cường nội nhược”, sinh khí yếu ớt, không có lợi đối với sức khỏe của người cư trú. Hơn nữa, chùa chiền cũng là chốn đông người, tạp âm không dứt, môi trường thiếu sự yên tĩnh, không phải là môi trường cư trú tốt.

Không nên ở ngay giao lộ

Nhà nằm ngay góc ngã tư là không tốt. Vị trí nhà ở tốt phải tụ khí và tránh gió, mượn sinh khí của đại tự nhiên mà sinh tồn. Nhà nằm ngay ngã tư đường không thuộc khu vực tránh gió tốt, mọi thứ dường như đều lộ ra ngoài, không được che chở bởi tự nhiên. Nhà nằm ở vị trí thụt vào so với đường, xét về hình trạng giống như ẩn trong một cái tổ, có thể tránh gió, nhận được sự ấm áp. Nhà ở tốt phải “tàng” chứ không “lộ”.

Đường phía bên ngoài nên có dạng uốn khúc

Đường đi phía bên ngoài nhà nên có dạng uốn khúc hình chữ chi là tốt nhất. Quan niệm truyền thống cho rằng đường đi chính là hư thủy, mà nước thì phải quanh co uốn lượn, giống như một chuỗi những chữ S, gió nhờ đó mà trở nên dịu dàng, ôn hòa, tạo được sự hài hòa với những đường cong tự nhiên trên cơ thể người.

Những đường cong có mối quan hệ mật thiết với sinh mệnh và sức sống. Tất cả những sự chuyển động đều có dạng von, đều tiến về phía trước theo hình xoắn ốc hoặc đường cong. Chỉ có những vật lạnh, không vận động, không có giá trị mới thẳng băng như một đường thẳng.

Đường phía bên ngoài kỵ hình cánh cung ngược

Nếu nhà nằm ngay ngã rẽ của ngã tư đường, con đường phía trước mặt lại có hình cánh cung ngược là điều không tốt. Nhà ở tốt phải ở nơi tránh gió, phải nằm ở vị trí thụt vào so với đường. Ngã rẽ là nơi nhô ra, không tránh được gió, sinh khí cũng không thể tụ lại, đường hình cánh cung ngược càng làm cho tình hình trầm trọng thêm.

Đường hình cánh cung ôm vòng nhà ở như “ngọc giắt thắt lưng” là hình thế tụ khí, đường hình cánh cung ngược như hai cánh tay dang ra, là hình tán khí. Về mặt tâm lý, đường hình cánh cung ngược như lưỡi liềm chĩa thẳng vào nhà, gây cảm giác ức chế đối với người cư trú.

Kỵ ở gần mộ địa

Khu vực mộ địa âm khí nặng, nhà ở không nên cất gần mộ địa. Một số người vì muốn được tổ tiên phù hộ, đã cất nhà gần với mộ phần, hy vọng con cháu sẽ được che chở. Họ cho rằng, con người là một loại khí, cái khí của tổ tiên và của con cháu thì liền một mạch, nếu bố trí ổn thỏa hài cốt của tổ tiên, con cháu sẽ được tổ tiên phù hộ. Thực chất, điều này chỉ là sự mê tín không có căn cứ khoa học. Chọn nhà ở quan trọng là phải đạt âm dương hài hòa, nhà gần mộ phần âm khí nặng nề, dương khí của con người tất nhiên sẽ bị xâm phạm, dương khí yếu thì bệnh sẽ đến.

Kỵ tứ bề bị nhà cao bao bọc

Tứ bề đều là nhà cao giống như bị giam cầm, cảm giác rất tù túng. Nhà tốt thì địa thế xung quanh phải trước thấp sau cao, phía sau nhà nếu không có núi hay gó đồi thì nên có nhà cao tầng để có điểm tựa, hai bên là cây cối xanh tươi bao bọc, đó là hình thế tụ khí điển hình. Nếu tứ bề đều cao thì khí và nước đến đều bị cản lại, rất khó tạo thành nơi có sinh khí, mà chỉ là một vùng đất chết, khí không thể tự do lưu thông, xét về chỉnh thể hoàn toàn không lý tưởng.

Không nên lắp song sắt cho cửa sổ

Song sắt chống trộm cho cửa có từ trường cao hơn từ trường bình thường rất nhiều, tạo thành một lưới từ trường trên cửa sổ, giống như một bức bình phong, ngăn cản vượng khí vào nhà. Cửa sổ là “khí khẩu”, vượng khí từ cửa sổ đi vào nhà, song sắt chống trộm sẽ làm cho từ trường nơi cửa số quá mạnh, khiến sinh khi bị chặn lại phía bên ngoài. Vì vậy, chấn song chống trộm tốt nhất không nên làm bằng sắt. Nơi “khí khẩu”, tối kỵ có bất cứ vật gì cản trở, cây cối, cột điện, song sắt, làm cản trở tầm nhìn, gây cảm giác tù túng, ức chế.

Vị trí đặt thùng đựng gạo theo phong thủy nhà ở

Vách tường mặt tiền không làm chất liệu nặng nề

Mặt tiền nhà không nên trồng cây leo chằng chịt, tạo âm khí nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe của người cư trú. Nhiều người vẫn thích cho cây leo bám khắp mặt tiền nhà để tạo thành một vách tường xanh, hoặc dùng đá hoa cương… ốp vách cho rực rỡ. Nhìn từ góc độ cân bằng và hài hòa, những vật này đều thuộc âm tính, âm khí nặng khiến sức đề kháng của cơ thể con người giảm xuống, cơ thể yếu ớt bệnh tật.

Tiếng nước máy lạnh nhỏ giọt không tốt

Khoa học môi trường cho rằng môi trường nhà ở cần phải yên tĩnh, tối kỵ có bất kỳ tiếng nước nhỏ giọt nào, ngoại trừ nước mưa, phát ra liên tục bên ngoài nhà ở, ví dụ tiếng nước nhỏ giọt của máy điều hòa không khí. Máy điều hòa không khí bắc trên tầng cao nhỏ nước xuống tầng dưới tạo tiếng tí tách liên tục như nước mưa mỗi khi máy hoạt động, gây cảm giác khó chịu bực bội. Ô nhiễm tiếng ồn còn phải kể đến tiếng ồn của các thiết bị điện trong gia đình, tiếng xe cộ… tất cả đều phải có biện pháp xử lý thích hợp.

Nhà ở kỵ nằm ngay ngã rẽ

Nhà ở nằm ngay ngã rẽ không tốt. Mối quan hệ giữa đường đi và nhà ở cũng giống như mối quan hệ giữa “thủy” và “huyệt” trong phong thủy. Cư trú phải chọn nơi gần nước, thứ nhất là để sinh tồn, thứ hai là để tụ khí, khí gặp nước thì dừng”. Luận về nước, lý tưởng nhất là dòng sông uốn khúc, có hình dáng bao bọc nhà ở, như vậy sẽ cho hiệu quả tụ khí tốt nhất. Nhà ở hiện đại rất hiếm khi xây dựng gân nước, nhưng đường đi được xem là “hư thủy”, có tác dụng tương tự. Ngã rẽ đường có hình tam giác, là hình thế tán khí, sinh khí nơi đây rất yếu ớt, vì vậy nhà nằm ngay ngã rẽ rất không tốt.

Trạch hình( Hình dạng nhà ở)

Nền đất cất nhà hình dạng vuông vức là tốt nhất

Nền nhà hình dạng vuông vức, bốn bề rộng rãi là tốt nhất. Xét theo ngũ hành, hình vuông thuộc hành thổ, hình chữ nhật thuộc hình mộc, cả hai đều có địa khí ôn hòa, có tính linh hoạt cao. Đặc biệt là hình vuông, nó cho cảm giác ôn hòa, vững chắc, thoáng đãng, đôn hậu. Hình chữ nhật tạo cảm giác yếu ớt mong manh, giống như con người thiếu nhiệt huyết. Trời tròn đất vuông là quan niệm thâm căn cố đế của người Trung Quốc, tất nhiên là họ cho rằng hình vuông là hình dạng lý tưởng nhất để tiếp nhận sinh khí của mặt đất mà sinh tồn.

Phía Bắc nhà không được khuyết lõm

Phía Bắc nhà bị khuyết lõm là không tốt. Bắc là mặt dương, mặt dương bị khuyết lõm sẽ tạo thành bóng đen, ảnh hưởng đến việc đón nhận ánh sáng. Nhà ở hướng Nam rất tiện cho việc đón ánh sáng. Ánh sáng mặt trời có nhiều tác dụng tốt đối với con người:

Thứ nhất là tạo sự ấm áp, về mùa đông nhiệt độ ở miền Nam cao hơn ở miền Bắc từ 1 đến 2 độ.

Thứ hai là tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin D cho cơ thể, trẻ em thường xuyên được tắm nắng có thể phòng bệnh còi xương; thứ ba là tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn; thứ tư giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Phía Bắc của nhà ở bị khuyết lõm sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ dương khí, dương khí không đủ, cơ thể sẽ sinh ốm yếu bệnh tật.

Không nên thiết kế phần mái chính giữa nhô cao

Mái nhà dạng hai bên thấp chính giữa cao, phong thủy gọi là “hàn kiên”, không tốt. Luận về hình thế núi, phong thủy cho rằng những mỏm núi liên tục tạo thành hình chữ “sơn”, tức hai bên thấp chính giữa cao, giống như một hình tam giác, theo ngũ hành là thuộc hành hỏa. Nhà ở có phần mái hình chữ “sơn” như vậy thì sinh khí không tốt, trên đầu có lửa, tạo cảm giác không may mắn. Mái nhà kiểu “hàn kiên” trong kiến trúc hiện đại không giống hoàn toàn với quan niệm truyền thống, mái nhà thực chất chẳng phải là mỏm núi, nhưng con người hiện đại dù sao vẫn kỵ “trên đầu phát hỏa”.

Nền đất trước tròn sau vuông là tốt

Hình trạng nhà ở trước tròn sau vuông, tròn chủ động, vuông chủ tĩnh, động tĩnh tương thích, đó chính là kết cấu rất hài hòa. Trong ngũ hành, hình kim là hình bán nguyệt, hình kim ngay ngắn tròn trịa yên tĩnh, mang lại cảm giác cân bằng, khả năng kiềm chế. Thể hình là hình vuông, thể hiện tính hoàn chỉnh, tạo cảm giác khẳng định.

Xét trên mối quan hệ ngũ hành, thổ sinh kim, nền đất trước tròn sau vuông, rất phù hợp với quan hệ tương sinh tương trưởng, tức là vừa ổn định vừa phát triển, thiên về sự sáng tạo mới lạ nhưng không liều lĩnh; vừa vững vàng vừa hữu tình. Kết cấu dạng này là cảnh giới cao nhất của âm dương cân bằng, hài hòa.

Nhà ở hình chữ L không tốt

Nhà ở hình chữ L mà phần trung tâm nhà lộ ra bên ngoài là không tốt. Phong thủy cho rằng, trung tâm của căn nhà là vị trí “hoàng cực”, tức “long nhãn”, là điểm hội tụ sinh khí. Nhà ở lấy đó làm trung tâm mà bố trí. Nếu so sánh nhà ở với cơ thể người, trung tâm của căn nhà giống như trái tim của cơ thể, là bộ phận quan trọng nhất.

Phần trung tâm của căn nhà không nên đặt đồ vật nặng nề, nhưng nếu đã chia thành phòng ốc mà để trống cũng không tốt. Nhà ở hình chữ L thì phần trung tâm bị lộ ra ngoài, đồng nghĩa với việc vị trí “hoàng cực” bị khuyết, nơi sinh khí hưng vượng nhất trong nhà bị trống, vượng khí bị bỏ phí, đây chính là lãng phí một cách thiếu sáng suốt.

Kỵ chim ưng lạc giữa bầy gà

Nhà ở cao chót vót so với xung quanh dương khí quá mạnh, dương thịnh âm suy, môi trường nhà ở như vậy không tốt cho sức khỏe và tâm lý của người cư trú. Kiến trúc chú trọng sự hài hòa, bố cục nhà ở chú trọng tính hoàn chỉnh, sau có núi cao, trước có núi thấp, trái phải có sống có núi, bố cục như vậy mới có thể tụ khí tránh gió. Tòa nhà cao ngất đơn độc, phía sau không có điểm tựa, trái phải không có trợ thủ, nhà ở như vậy không những không tụ khí mà còn mang lại cảm giác cô quạnh, ảnh hưởng đến người cư trú, ngày qua ngày tính cách cũng sẽ trở nên cô độc.

Phía Đông nhà khuyết lõm là không tốt

Mặt chính Đông của nhà ở bị khuyết lõm là không tốt, phía Đông theo quẻ tượng chính là quẻ chấn, tượng trưng cho sự hoạt động và sôi nổi. Tử khí đi lên ở hướng Đông, hàm ý phát triển, sinh trưởng. Nhà ở bị khuyết mặt phía Đông thì không gian sinh trưởng, phát triển của chủ nhân bị thu hẹp lại. Nhà ở tốt nhất là có hình vuông, khuyết góc hay có nhiều góc đều không tốt. Trời tròn đất vuông là quan niệm thâm căn cố đế của người Trung Quốc, nhà ở phải vuông vức, không khuyết góc để nhận được chính khí của đất trời.

Kỵ nhà ở không vuông vức

Một số căn nhà có hình dạng không vuông vức, có nhà hình tam giác, thậm chí hình đa giác, những căn nhà như vậy thường mang lại cảm giác bất an. Theo ngũ hành, hình vuông là thể hình, tượng trưng cho sự hài hòa, ổn định và vững chắc. Hình tam giác là hỏa hình, nhà hình tam giác thì các góc trong nhà đều nhỏ hơn 90°, con người thường xuyên đối diện với các góc nhọn như vậy, không gian tâm lý cũng bị thu hẹp theo, dễ trở nên hẹp hòi ích kỷ, trong người lúc nào cũng như bốc hỏa, hay gây sự, tranh cãi…

Kỵ nhà ở có bề ngang không có chiều sâu

Nhà ở phải có bố cục chiều sâu dài, chiều ngang ngắn. Hình dáng nhà cũng như cơ thể con người, một chàng trai thân thể tráng kiện thì bộ ngực vạm vỡ, rắn chắc, thể hiện sức sống mãnh liệt, tâm tình cởi mở, có thể tạo dựng sự nghiệp. Xét về cảm giác, một căn nhà có độ sâu cũng giống như chàng trai có bộ ngực vạm vỡ, tính tình cởi mở, độ lượng, tấm lòng rộng rãi phóng khoáng, những phẩm chất đạo đức mà người Trung Quốc tôn sùng, nó cũng thấm nhuần vào quan niệm về nhà ở của họ.

Kỵ nhà ở chiều dài ngắn

Nhà ở có dạng chiều dài ngắn, chiều ngang rộng là không tốt. Nhà ở dạng này cũng giống như nàng Lâm Đại Ngọc yếu ớt như cành liễu trước gió, ảnh hưởng đến sức khỏe của người cư trú, đặc biệt là hệ hô hấp. Chiều dài nhà ngắn cũng giống như đường hô hấp của cơ thể ngắn, khiến con người khó hô hấp, sinh mệnh cũng theo đó mà ngắn đi. Đường hô hấp ngắn thì lòng dạ cũng hẹp, không có chí hướng lớn, rất khó thành công trong sự nghiệp. Giống như một đứa trẻ ốm yếu chẳng thể nào vác nổi một ba lô nặng trăm ký. Vì vậy nhà ở có hình dạng này được xem là biểu tượng của sự ốm yếu thiếu sức sống.

Kỵ tường nhà xêu vẹo

Tường nhà phải ngay thẳng, nếu không sẽ mang lại cảm giác không ổn định, không an toàn. Hình dạng nhà ở phải vuông vức, theo ngũ hành hình vuông thuộc hành thổ, thể hiện tính hoàn chỉnh và cảm giác ổn định. Tường nhà xiêu vẹo mang lại cảm giác bất an, chính khí vì thế cũng biến thành tà khí. Tà khí thể hiện trên cơ thể con người bằng bệnh tật, thế hiện trên đạo đức bằng sự ác tâm. Nhà ở không tốt có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần của người cư trú.

Nội trạch( Bên trong nhà)

Cầu thang không nên thiết kế ngay chính giữa

Cầu thang không nên thiết kế ngay chính giữa nhà. Quan niệm truyền thông cho rằng, trung tâm nhà là nơi sinh khí ngưng tụ, là trung tâm của vượng khí. Nếu bố trí phòng ngủ ngay chính giữa nhà, chủ nhân sẽ nhận được vượng khí mạnh nhất. Khu vực trung tâm là linh hồn của nhà ở, là nơi tôn quý nhất, cầu thang bố trí nơi này, lên lên xuống xuống, khiến khu vực này trở nên náo nhiệt, mất yên tĩnh.

Về bố cục nội thất, nên bố trí trọng điểm ở nơi sinh khí tốt nhất, cầu thang đặt ngay chính giữa nhà sẽ làm cho cái phụ lấn át cái chính. Quan niệm “long nhãn” trong phong thủy, vẫn lưu truyền đến ngày nay, trở thành một trong những tập quán thẩm mỹ của người Trung Quốc, thể hiện qua việc lấy trung làm thượng, cư trung, không thiên không lệch…

Vị trí lắp máy lọc không khí theo phong thủy nhà ở

Phòng khách nên bố trí ngay trung tâm

Bố cục bên trong nhà ở phải có sự phân biệt chính yếu rõ ràng. Trung U “gôi nhà là vị trí “hoàng cực”, tốt nhất nên dành cho phòng khách hoặc phòng ngủ chính. Khu vực trung tâm nhà cũng không nên đặt đồ vật nặng nề, làm áp chế “long nhãn”, khiến sinh khí không thể tỏa đi khắp nơi trong nhà. Giếng trời, nhà bếp hay nhà vệ sinh cũng không nên bố trí trung tâm ngôi nhà. Nhà bếp, nhà vệ sinh là nơi động thủy, động hóa, hoàng cực bị lửa đốt, bị nước nhận, đều là hình thức hủy hoại sinh khí. tiếng trời thì chẳng khác nào khoét mất “long nhãn”, càng là điều kỵ.

Phòng khách phía trước phòng ngủ phía sau

Bố cục nhà ở phải là phòng khách phía trước, phòng ngủ, nhà vệ sinh phía sau. Phòng ngủ bố trí ở vị trí trung tâm, là nơi vượng khí mạnh nhất. Phòng ngủ là nơi chủ nhân trải qua một phần ba cuộc đời của mình tại đó, kế đến là phòng khách. Phòng ngủ và phòng khách cách xa cửa chính, có thể tránh được vượng khí bị lọt ra ngoài, người ngoài cửa cũng không thể nhìn ngó vào chốn riêng tư bên trong phòng ngủ. Người nhận được vượng khí cơ thể sẽ khỏe mạnh, có lợi cho việc phát triển tiền đồ sự nghiệp.

Kỵ đường đi xuyên suốt từ trước ra sau

Lối đi trong nhà phải ngắn, không nên thiết kế lối đi xuyên suốt chia ngôi nhà thành hai phần. Nhà ở tốt là phải tụ khí, tránh trực xung. Nếu từ cửa chính vào đến cuối nhà là một đường thẳng xuyên suốt, gió đi vào rất mạnh và gắt, vượt quá tốc độ lưu thông của máu huyết trong cơ thể, gây bất lợi cho sức khỏe. Đường đi xuyên suốt chia ngôi nhà thành hai phần chẳng khác nào chém một nhát dao vào khí trường vượng khí, phá vỡ nguyên tắc chỉnh thể phong thủy, phá vỡ bố cục trật tự, khiến vượng khí phân tán, bao phủ khắp nhà.

Nơi cửa vào nên thiết kế huyền quan

Giữa cửa chính và phòng khách nên thiết kế huyền quan để làm hòa hoãn xung đột từ ngoài vào trong. Muốn tụ khí nhất định không để không khí trực xung trong nhà. Thiết kế huyền quan nơi cửa vào, khiến cho khí lưu thông về phía trước theo hình cong chữ S, làm dịu tốc độ gió đi thẳng vào. Phong thủy cho rằng “Khí theo gió mà tán, gặp nước thì dừng”, huyền quan có hình bán nguyệt, cũng giống như dòng nước, có được nước thì khí mới tụ lại. Thiết kế huyền quan nơi cửa vào là mong muốn vượng khí lưu lại trong nhà.

Nhà rộng người ít âm khí nặng

Nhà to rộng mà người ở ít, âm khí nặng, khí dễ suy yếu. Người ở trong nhà sinh sống trong chính khí trường của mình. Nhà ở quá rộng, muốn hình thành khí trường này phải tiêu tốn quá nhiều năng lượng, cơ thể sẽ bị tổn hại. Bố cục kiến trúc tốt chú trọng đến cái thực loại bỏ cái hư, như nhà nhỏ người đông, nhà to cửa nhỏ. Nếu nhà rộng người ít, thì nhân khí không đủ. Cố Cung có đến 9999 phòng, phòng ngủ của hoàng đế lại rất nhỏ, tính thêm rèm che long sàng, không gian ngủ nghĩ càng nhỏ hẹp, như vậy tiết kiệm được năng lượng cho chủ nhân, giữ cho tinh lực dồi dào.

Trung tâm nhà không nên bỏ trống

Phần trung tâm của ngôi nhà mà để trống là không tốt, như trái tim con người của con người mà rỗng không. Trung tâm của ngôi nhà là vị trí “hoàng cực”, là nơi vượng khí mạnh nhất trong nhà. Để trống phần trung tâm nhà ở chẳng khác nào làm lãng phí cái tài phúc lớn của mình. Nhiều người lại đặt hồ cá nơi trung tâm nhà. Nước thuộc âm tính, nơi vượng khí mạnh nhất trong nhà, nơi dương khí tốt nhất lại đặt một vật âm khí nặng nề, là tự hủy hoại cái vượng khí của nhà mình.

Môn song( Của lớn và cửa sổ)

Trước cửa nhà phải ngăn nắp sạch sẽ

Trước cửa nhà phải ngăn nắp sạch sẽ, không vứt đồ đạc linh tinh ngổn ngang. Sinh khí của trời đất đi vào nhà qua các cửa, chất vật phế thải ngổn ngang trước cửa chẳng khác nào tạo ra chướng ngại vật. Mỗi ngày mở cửa bước ra, nhìn thấy trước nhà gọn gàng sạch sẽ hay bừa bãi ngổn ngang, sẽ có cảm giác hoàn toàn khác nhau. Vệ sinh môi trường thực chất cũng chính là vấn đề về môi trường sức khỏe tâm lý. Đáng tiếc là hiện nay ý thức của người dân còn rất thấp.

Nên đặt chậu kiểng ở góc đối phía Tây

Nếu nhà ở tọa Bắc hướng Nam, thì khu vực phía Tây chéo góc với nhà ở, theo quẻ tượng có hàm ý thiên, phụ, sáng tạo vạn vật. Vì vậy nên đặt ở vị trí này một chậu cây cảnh, tạo thêm sức sống, làm tăng năng lực sống và sáng tạo của chủ nhân. Dùng cây kiểng xanh tốt hơn dùng hoa cỏ, vì cây kiểng xanh quanh năm đều xanh tốt, thể hiện sự ổn định, lâu bền về sức sáng tạo của chủ nhân. Ngược lại, hoa cỏ bốn mùa khi nở khi tàn, cho thấy năng lực sáng tạo tài phúc của chủ nhân không ổn định.

Cửa trước cửa sau không nên đối diện trực tiếp

Cửa trước cửa sau nhà không nên đối diện nhau, nếu không sinh khí sẽ tan đi. Nhà ở tụ khí yêu cầu lối đi trong nhà phải uốn lượn, khí tụ trong nhà mới ấm áp, ôn hòa, là thứ sinh khí dưỡng thần, dưỡng nhân. Nếu nhà có cửa sau nên bố trí lệch đi so với cửa chính, để khí đi vào sẽ lưu thông theo hình chữ S, như vậy sinh khí mới tụ lại trong nhà. Nếu hai cửa đối diện nhau, sinh khí không thể tu lai, hơn nữa, khi cửa mở, mặc du 80 100 thông rất mát, nhưng lại cũng rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, có thể khiến người ta méo miệng lé mắt.

Cửa phòng nhà kho không nên đối diện trực tiếp với phòng ngủ

Nhà kho thường là nơi chứa vật dụng hư cũ, phế thải, nên một khi cửa mở thì mùi ẩm mốc, bụi bặm thoát ra theo. Vì vậy, nếu cửa nhà kho đối diện với phòng ngủ, khí vị không tốt sẽ thường xuyên ùa vào phòng ngủ, là việc hoàn toàn không tốt.

Phía Đông phải có cửa sổ

Phía Đông nhà nên trổ cửa sổ, để khí cát tường bao trùm nhà ở, gọi là “tử khí động lại”. Phía Đông là hướng mặt trời mọc, là tượng trưng cho sự bắt đầu những điều mới mẻ. Phía Đông có cửa sổ tượng trưng cho sự sinh trưởng, phát triển, phát đạt… tràn vào nhà. Mỗi sáng thức dậy trông ra cửa thấy mặt trời đang lên, cảm giác về sự phồn vinh, phát triển, phát đạt tràn ngập trong lòng bạn, có ảnh hưởng rất tốt đối với tinh thần và cuộc sống của bạn.

Cửa sổ phòng phía Bắc phải che nắng

Cửa sổ hướng Nam cần có màn sáo che nắng. Ánh sáng mặt trời ban ngày rất mạnh, khiến tâm trạng con người lo lắng bất an. Phòng tọa Bắc hướng Nam ánh sáng mặt trời tràn ngập, thích hợp làm phòng ngủ cho trẻ con, vì ánh sáng mặt trời rất tốt cho sự phát triển của trẻ, giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, tăng cường khả năng miễn dịch. Nhưng nếu làm phòng ngủ cho vợ chồng thì không tốt, dễ gây cãi vã, bất hòa.

Ngọa thất( phòng ngủ)

Phòng ngủ đặt ở phía Tây

Nhà ở tọa Bắc hướng Nam nên bố trí phòng ngủ ở phía Tây, phòng khách ở phía Đông. Nhà ở hiện đại thường thiết kế phòng khách ngay chính giữa nhà, rất ít khi dành vị trí này cho phòng ngủ. Thực chất, trung tâm nhà chính là “long nhãn”, là nơi vượng khí mạnh nhất, nên bố trí phòng ngủ ở vị trí này. Nhưng nếu không thiết kế như vậy, thì nên bố trí phòng ngủ ở phía Tây là hợp lý. Mặt trời lặn ở hướng Tây, hơn nữa, theo tượng quẻ, phía Tây thuộc quẻ đoài, chủ yên tĩnh, ôn hòa, vì vậy phía Tây là nơi nghỉ ngơi lý tưởng.

Cạnh giường không nên đặt dụng cụ nấu nướng

Không nên đặt dụng cụ nấu nướng cạnh giường, như ấm nấu nước điện, máy pha cà phê, lò vi ba… mặc dù thuận tiện nhưng rất nguy hiểm. Vật dụng nấu nướng là thứ tượng trưng cho lửa, lửa là thứ khô nóng, dễ tạo tâm trạng nóng nảy bất an, không có lợi cho việc nghỉ ngơi. Phòng ngủ nên chọn vị trí trung tâm của nhà ở, là nơi sinh khí mạnh, và cần tuyệt đối yên tĩnh, không nên có lửa và có nước.

Không treo binh khí trong phòng ngủ

Trong phòng ngủ không nên treo binh khí. Binh khí là một loại “hung khí”, là vật sát nhân, làm hại sinh mệnh, đặt trong phòng ngủ sẽ mang lại bầu không khí u ám mang tính tàn nhẫn, thù hận… Binh khí thường làm bằng sắt thép có ảnh hưởng không tốt đến từ trường sinh lý của con người.

phòng ngủ chỉ nên treo những bức tranh nghệ thuật mang tính ôn hòa, may mắn, hoặc tranh chân dung thể hiện ngụ ý sức sống sâu xa. Dùng những vật này trang trí cho phòng ngủ đem lại cảm giác tích cực cho tâm lý, làm thư thái tinh thần, tạo nên những giấc mộng đẹp.

Phía trên giường ngủ không làm trần treo

Trần nhà phía trên giường ngủ có xà ngang gọi là “đài lương vàng”, gây cảm giác đè nén lên giường ngủ. Xét về phương hướng giường ngủ, dân tộc Hán ký giường ngủ giao nhau với xà ngang, khi nằm ngủ cơ thể và xà ngang sẽ tạo thành thế giao nhau, gọi là “đảm lương”. Nhà ở hiện đại rất thịnh hành kiểu trần treo, gờ nổi của trần treo có hình dáng và tính chất cũng giống với xà ngang, cũng như một con dao treo lơ lửng trên đầu, giường ngủ bỗng trở thành cái thớt, người ngủ trên giường chẳng khác nào cá nằm trên thớt. Nói chung, trần nhà phía trên giường ngủ nên bằng phẳng, đơn giản, không nên có bất kỳ sự trang trí nào.

Không nên đặt gương hướng vào giường ngủ

Gương hướng vào giường ngủ là điều đại kỵ. Gương có ánh phản quang, là một loại tia không tốt, ảnh hưởng đến giấc ngủ và thần kinh của con người. Người xưa mê tín cho rằng, đặt gương hướng vào giường sẽ bị quỷ ám. Thực chất, đó chẳng qua là sự phản chiếu hình ảnh của gương vào ban đêm kích thích thần kinh con người gây ảo giác, mộng mị, lo sợ. Nếu phải đặt gương hướng vào giường ngủ, bạn nên bố trí một tấm màn che, khi đi ngủ thì che màn lại.

Giường không nên đối diện với cửa

Giường ngủ đặt đối diện với cửa sẽ dẫn đến thần kinh suy yếu. Cửa là khí khẩu, cũng là phong khẩu. Đối diện với phong khẩu tất nhiên sẽ bị gió thổi thẳng vào, nếu gió mạnh sẽ gây cảm mạo, bệnh tật. Phòng ngủ lý tưởng được bố trí ở vị trí chính giữa nhà và giường ngủ đặt ngay chính giữa phòng, tức ngay trung tâm căn nhà, khí ở nơi này là tốt nhất.

Phòng ngủ không nên làm cửa sổ liếp đất

Phòng ngủ không nên làm cửa sổ liếp đất, sự phản xạ trên diện tích lớn của kính gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Phòng ngủ phải cho cảm giác kín đáo. Ngày xưa, người ta luôn dùng rèm che ngăn cách khu vực giường ngủ, cho rằng không gian nghỉ ngơi thu hẹp như vậy mới tụ khí, hơn nữa có màn che càng tạo cảm giác kín đáo và an toàn. Cửa sổ phòng ngủ quá lớn Sẽ không chỉ tạo cảm giác không kín đáo, mà sự phản xạ của kính còn gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Không nên bài trí vật dụng có dạng tròn

Trong phòng ngủ không nên sử dụng đồ vật có dạng tròn, tròn là động. tạo cảm giác không yên tĩnh. Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi, những đường thẳng sẽ tạo cảm giác ổn định, ôn hoà, yên tĩnh. Những vật dụng mà hàng ngày chúng ta nhìn thấy, đều phản ảnh và lưu lại ấn tượng trong não. Đó cũng chính là vệ sinh tâm lý môi trường. Nhà ở tốt cần phải hài hòa, phòng ngủ thì phải yên tĩnh.

Không nên đặt rương hòm trong phòng ngủ

Phòng ngủ phải để cho khí lưu thông tự do, không nên chất rương hàm, va-li… ngổn ngang. Ra phủ giường phải giữ một khoảng cách nhất định với mặt đất để không khí bên dưới được thông thoáng, khô ráo. Nơi nghỉ ngơi phải giữ cho gọn gàng sạch sẽ, chất rương hòm, va-li… làm cản trở lối đi, mà lối đi ở ba phía xung quanh giường ngủ cũng chính là nơi tụ khí lý tưởng, giúp sinh khí hội tụ lại nơi giường ngủ. Mối quan hệ giữa “hình” và “khí” vô cùng mật thiết. Đặt đồ vật ngổn ngang là phá hoại cái “hình”, không có lợi cho sự tụ khí.

Trù vệ( Nhà bếp và nhà vệ sinh)

Nhà bếp nên đặt ở phía Đông

Cửa bếp nên quay về hướng Đông hoặc Đông Nam. Theo ngũ hành, Đông là mộc, Đông Nam là thủy, nhà bếp là nơi dụng thủy, dụng hóa, đốt cây sinh hỏa, thủy có thể nhuận mộc, đều là mối quan hệ tương sinh, là bố cục hài hòa của mộc và hỏa, tạo cảm giác thuận lợi.

Cửa nhà bếp không đối diện với cửa phòng ngủ

Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi, cần hài hòa, yên tĩnh, an toàn, không nên có lửa có nước. Nhà bếp là nơi động hóa, cửa nhà bếp đối diện với cửa phòng ngủ thì nhiệt khí, hỏa khí sẽ xông vào phòng ngủ, dầu mỡ khói bụi cũng theo đó bay vào, hủy hoại không khí của phòng ngủ, khiến chủ nhân cảm thấy tâm trạng buồn bực, khó chịu. Nước lửa trong nhà bếp đều tiềm ẩn mối nguy hiểm, nhất là việc thoát khí gas, phòng ngủ và nhà bếp nên cách xa nhau để bảo đảm an toàn.

Cửa nhà bếp không đối diện với cửa phòng ngủ

Nhà bếp không nên bố trí chính giữa nhà

Nhà bếp bố trí ngay chính giữa nhà là không tốt. Theo phong thủy, chính giữa nhà gọi là “long nhãn”, là vị trí “hoàng cực”, là khu vực trung tâm của sinh khí, sinh khí từ đây mà phát tán đi khắp nhà. Khu vực này in yên tĩnh, sạch sẽ. Nhà bếp là nơi có nước, có lửa, có nhiệt, có bản giao hưởng của những âm thanh leng keng lách cách của xoong nồi chén bát, hình thành khí lưu của sóng âm, sóng nhiệt, tạo sự xung đột và áp chế đối với cái khí trường yên tĩnh, ôn hòa của “long nhãn”, cản trở sự khuyếch tán bình thường của sinh khí, làm yếu sinh khí của nhà ở.

Nhà bếp và nhà ăn nên tách biệt

Nhà bếp và nhà ăn không nên kết hợp vào một chỗ. Nhà bếp là khu vực động thủy động hóa, là nơi không yên tĩnh và nguy hiểm. Nhà ăn là nơi hưởng thụ cuộc sống, cần yên tĩnh, an toàn, tạo cảm giác thư thái. Ngoài ra, nhà bếp tượng trưng cho sự thu nhận tài phúc, nhà ăn tượng trưng cho sự tiêu phí, nhập hai cái làm một, chẳng khác nào khiến thu chi của gia đình bị nhập nhằng.

Nhà vệ sinh không nên bố trí ở phía Bắc

Hướng Bắc là “thượng phong khẩu”, đặt nhà vệ sinh ở phía Bắc, một khi gió thổi, mùi xú uế tràn vào khắp nhà. Theo ngũ hành, phương Bắc thuộc hỏa, nhà vệ sinh là nơi thải chất bẩn, thuộc thủy mang âm tính, xét về phương vị thủy hỏa là bố cục tương xung không thể dung nạp. Nhà vệ sinh bố trí ở phương Nam âm u là tương đối thích hợp. Nhà vệ sinh cũng không nên bố trí ở hướng Tây, hướng Tây cũng tạo sự ô nhiễm không khí giống như hướng Bắc. Theo quan niệm truyền thống, hướng Tây là thượng, là vị trí của người già, người tôn quý, đặt nhà vệ sinh ở hướng Tây hàm ý bất kính với người già.

Nhà vệ sinh không nên đặt hướng Bắc

Cửa nhà vệ sinh không cùng hướng với cửa chính

Cửa chính nhà ở là khí khẩu, là nơi sinh khí đi vào, nếu cửa nhà vệ sinh đối diện với cửa chính thì sinh khí đi vào sẽ đi thẳng vào nơi xú uế, âm khí nặng nề. Cửa nhà vệ sinh như một cái miệng lớn, nhả ra khí xú uế, âm khí nặng nề, tạo sự xung đột mạnh mẽ với sinh khí đi vào từ cửa chính. Sinh khí cần lưu thông một cách uyển chuyển, uốn khúc trong nhà, cửa là khí khẩu, vì vậy các cửa trong nhà nên bố trí lệch nhau, không nên để cửa đối diện cửa.

Nhà vệ sinh không nên thiết kế ở vị trí tận cùng

Nhà vệ sinh nên bố trí ở bên trái hoặc phải, không nên bố trí ở tận cùng của lối đi. Nhà vệ sinh thuộc âm tính, bố trí nơi tận cùng của lối đi, chẳng khác nào nằm vào hẻm cụt, là nơi tử khí không thông. Khi xú uế kẹt trong góc cụt không thể phát tán, tử khí và âm khí kết hợp sẽ hình thành một loại khí trường rất xấu, cái khí này tồn tại trong nhà sẽ làm hao phí sinh khí, gây bất lợi cho sức khỏe.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x