Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi thỏ thả vườn, sinh sản tốt - Điện máy kim biên

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi thỏ thả vườn, sinh sản tốt

Ngày nay việc chăn nuôi thỏ không còn xa lạ gì đối với người Việt Nam, không chỉ thỏ để nuôi thương phẩm mà còn có thỏ kiểng xuất hiện tại thị trường ngày một nhiều hơn. Mỗi loại thỏ có màu sắc và tên gọi khác nhau. Sau đây là những thông tin hữu ích chắc chắn sẽ giúp các bạn hiểu hơn về việc chăm sóc thỏ thả vườn hay sinh sản tốt nhất.

Con Thỏ tên tiếng anh là gì?

Thỏ thường được biết đến với tên tiếng anh nhà là Bunny hoặc Rabbit, đặc biệt tên gọi này ám chỉ thỏ con đã thuần hóa. Trước đây, từ dùng để chỉ thỏ trưởng thành là Coney hoặc Cony, trong khi gọi là Rabbit để chỉ thỏ con mà thôi, rất ít ai gọi thỏ trưởng thành là Rabbit.

Con thỏ có bao nhiêu loại, cách phân biệt

Thỏ Mỹ

Giống thỏ Mỹ có bộ lông đặc trưng nhất là bộ lông trắng và mượt hoặc lông xám xanh. Thỏ này có khả năng kháng bệnh tốt, tận dụng được nhiều nguồn thức ăn, có tính sinh sản cao, trung bình mỗi năm thỏ cái sẽ sinh 6 lứa, mỗi lứa từ 7 – 8 con. Mỗi một con thỏ cái sẽ sinh sản bình quân từ 7 đến 11 lần, được khoảng 35 con trong một năm. Mặc dù có nguồn gốc ở Mỹ nhưng thỏ lại rất phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam.

Thỏ Mỹ

Thỏ Mỹ

+ Thỏ Mỹ là một giống thỏ quý hiếm, giống khó có được tại nhiều nước và xuất hiện nhiều ở Mỹ. Trước đây chúng được đặt tên là “Thỏ Mỹ Xanh – American Blue”, và bây giờ chúng được gọi chung là Thỏ Mỹ dù chúng chỉ có màu lông là màu trắng và mắt xám xanh. Chúng có trọng lượng trung bình 10 – 12lbs. Chúng là những chú thỏ hiền lành, điềm tĩnh, là lựa chọn tốt cho những người mới bắt đầu nuôi cũng như những người có nhã ý muốn nuôi thỏ Mỹ làm kiểng.

+ Thỏ tai cụp Mỹ hoặc được gọi với cái tên khác là thỏ Fuzzies. Chúng năng động, tò mò nhưng rất thông minh. Với các tính cách này khiến chúng trở thành vật nuôi tuyệt vời, vừa hoà nhập tốt với đời sống của con người mà vừa làm cho con người đón nhận nhiều điều tuyệt vời từ chính loài thỏ này. Chúng có bộ lông dài hơn so với các loại thỏ khác nên người nuôi phải chải chuốt lông của chúng thường xuyên nhằm tránh cho lông bị bết. Loài thỏ này có nhiều màu sắc khác nhau nhưng hình dáng thì nhỏ nhắn, có đôi tai ngắn và chúng dễ ăn, dễ nuôi. Thông thường kích thước trung bình của chúng lên đến 3,5lbs.

+ Thỏ Mỹ Sable là một giống thỏ có màu lông bắt mắt đó là màu xám. Thỏ Sables rất dễ chăm sóc nên thường được chọn làm thú cưng bởi chúng là những chú thỏ có tính thân thiện và tràn đầy năng lượng, kích thước trung bình, khoảng 8 – 9lbs. Nhờ vào kích thước lẫn tính cách của chú thỏ này mà có rất nhiều người yêu mến và muốn mang giống thỏ này vào việc chăn nuôi.

Thỏ pháp

+ Thỏ Pháp hay còn gọi là thỏ FLemmish, loại thỏ này có kích thước lớn là một giống có nguồn gốc từ Pháp. Tuy đến từ Pháp nhưng được nuôi phổ biến và lâu tại nhiều nước châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Do kích thước lớn nên chúng được nuôi nhiều để lấy thịt và lấy lông. Thỏ Flemish Giant được nuôi tại Việt Nam trước năm 1960 và hiện tại loại thỏ này có mặt ở nhiều nơi trên thế giới được nuôi như thú cưng.

Thỏ Pháp

Thỏ Pháp

+ Thỏ tai cụp Pháp là một giống thỏ có kích thước trung bình, được đánh giá cao nhờ các đặc điểm điềm tĩnh và thông minh. Chúng có một cái đầu kiểu hình hộp, với đôi tai cụp xuống và khá dài. Thỏ tai cụp Pháp có trọng lượng khoảng 14lbs. Ngoài ra loại này có nhiều màu sắc khiến cho loài thỏ này trở nên thú hút mọi người hơn, và chúng thường là một lựa chọn tuyệt vời để làm thú cưng của các bạn.

Thỏ bỉ

Thỏ Bỉ là một loài thỏ cũng có kích thước lớn nhưng thân hình không to như loại thỏ Pháp, đặc điểm là có đôi chân dài. Chúng thường có màu hạt dẻ đậm với đôi mắt to và sáng, ngoài ra còn có màu lông hạt dẻ nhạt hơn.

Thỏ Bỉ là một giống thỏ thông minh, hiền lành và dễ nuôi. Chúng có thể dễ bị giật mình bởi tiếng ồn nên thường được người nuôi chăm sóc ở nơi có không gian yên tĩnh. Giống thỏ này không thích hợp cho người không có kinh nghiệm và không hiểu gì về thỏ.

Thỏ Bỉ

Thỏ Bỉ

Thỏ Bỉ Flemish khổng lồ nổi tiếng là một trong những giống thỏ lâu đời nhất đến nay vẫn còn nhiều người lựa chọn và nuôi loại thỏ này trong nhà. Chúng thường nặng tới 16lbs.

Thỏ new zealand đỏ

Thỏ New Zealand đỏ là một giống thỏ có nguồn gốc từ Mỹ, mặc dù tên gọi của chúng chỉ về New Zealand. Thỏ New Zealand đỏ khác với thỏ New Zealand không chỉ có thêm chữ đỏ mà về việc chăn nuôi nữa. Bởi thỏ New Zealand đỏ luôn được mang vào làm thỏ thương phẩm do thịt và xương của loại thỏ này có nhiều chất dinh dưỡng nên được nhiều người săn đón để chăn nuôi thương phẩm. Trọng lượng của nó là 4 – 5 kg (tương đương 10 – 12 pounds).

Thỏ New Zealand đỏ

Thỏ New Zealand đỏ

Chúng có thể đẻ con lên đến 15 con tại một thời điểm, số lượng sinh sản thông thường của thỏ mẹ là 7 – 8 con trong một lứa. Thỏ Czech đỏ hay thỏ New Zealand trắng là một giống thỏ có nguồn gốc từ thỏ đỏ New Zealand nhưng chỉ khác là một loại để làm thú cưng và một loại để làm thương phẩm.

Thức ăn của thỏ là gì?

Thỏ ăn rau gì

Thỏ là loại động vật rất thích ăn rau và thường thỏ sẽ ăn các loại rau như là, rau lang, rau mồng tơi, rau muống, rau dền, rau mầm, rau bó xôi… Ngoài ra thỏ có thể ăn cỏ và ăn kèm các loại rau này giúp cho thỏ có nhiều dưỡng chất, như vậy thỏ khoẻ mạnh hơn và tránh các căn bệnh do thiếu dưỡng chất.

Các loại rau cho thỏ

Các loại rau cho thỏ

Thủ ăn củ gì

Thỏ ngoài ăn rau còn ăn các loại củ như là khoai tây, cà rốt, củ cải, dưa leo, ớt chuông, bí ngòi đỏ và bí ngòi xanh. Với các loại củ thì có rất nhiều nhưng thỏ thích hợp ăn các loại củ này nhất vì vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thỏ mà giúp thỏ sản sinh ra chất có lợi giúp kháng một vài bệnh rất tốt.

Các loại củ cho thỏ

Các loại củ cho thỏ

Thỏ ăn lá gì

Thỏ ăn rất nhiều loại lá như là lá dưa chuột, lá đu đủ, lá củ cải, lá bồ công anh, lá mâm xôi, lá câu lưu ly, lá chuối, lá cây đậu,… Được xem là động vật ăn chay nên thường ăn thực vật là chính và như vậy thỏ ở ngoài tự nhiên có thể ăn được nhiều loại rau củ quả thậm chí là lá của những loại cây khác nhau dễ dàng. Nhưng trong môi trường chăn nuôi thì người nuôi tìm kiếm thêm các loại lá thích hợp từ trái cây hay một vài lá của nhiều loại củ để cho thỏ ăn kèm, nhờ vậy mà thỏ được cung cấp đủ 10 – 15% chất dinh dưỡng giúp cho thỏ phát triển nhanh chóng và ngày càng khoẻ mạnh hơn.

Thỏ ăn lá gì

Thỏ ăn lá gì

Thỏ uống nước được không

Ngày xa xưa ông bà ta nghĩ rằng không cho thỏ uống nước thì thỏ vẫn sống nhưng đây là một sai lầm, vì con người khi thiếu nước đã vô cùng mệt mỏi huống chi là một con thỏ nhỏ bé. Nếu không cho thỏ uống nước thỏ sẽ hốc hác dần và dễ chết.

Chính điều này mà người nuôi phải cho thỏ uống nước mỗi ngày, thay vì bỏ nước vào chén thì dùng máng hay bình nước chuyên dụng cho thỏ uống nước dễ dáng hơn. Ngoài ra còn thay nước uống thường xuyên cho thỏ, do thỏ bụng yếu nên cần uống nguồn nước sạch, không quá nóng hay có tạp chất gì. Bên cạnh đó phải vệ sinh chuồng trại, máng uống nước để nơi thỏ sống sạch sẽ và thỏ cũng ít bệnh hơn.

Thỏ con, thỏ mẹ có uống sữa được không

Thỏ con và thỏ mẹ có thể uống sữa nhưng đặc biệt là thỏ mẹ sẽ ăn các thức ăn chính như rau – củ – quả để có nhiều chất dinh dưỡng hơn nhằm cung cấp sữa tốt nhất cho con của mình. Và như vậy thỏ con khi mới sinh sẽ uống sữa thỏ mẹ cho đến khi đủ 2 tuần tuổi là có thể cho thỏ con ăn một ít cỏ linh lăng để tập dần cho thỏ con ăn quen các thức ăn giống thỏ mẹ.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi thỏ nhanh lớn

Kỹ thuật cách nuôi thỏ đẻ

Thời kỳ mang thai của thỏ trong vòng 30 ngày, nhưng cũng có trường hợp đẻ sớm hay trễ một đôi ngày, được coi là chuyện hết sức bình thường đối với việc sinh sản của thỏ.

Trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 và trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 11, thỏ động dục mạnh nhất và tần suất rất thường xuyên. Khi nuôi thỏ sinh sản người nuôi cần chú ý hơn tới khoảng thời gian này vì đây là thời gian để phát hiện thỏ muốn đực giúp các bạn đưa thỏ cái vào chuồng thỏ đực thích hợp, như vậy thỏ sẽ thụ thai nhanh. Thời gian động dục nhìn chung là khoảng 1 – 2 tuần. Một số con cái có thể kéo dài tình trạng này lên đến một tháng. Một số thỏ cái còn lại có thể kéo tình trạng động dục lâu hơn. Dựa vào giai đoạn động dục: giai đoạn đầu, giữa và cuối này giúp các bạn chăm sóc thỏ tốt hơn.

Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản

Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản

Thỏ cái mới chửa lần đầu, dù mang thai đã nửa tháng hoặc hơn nhưng bụng nó vẫn chưa to và như vậy làm cho người nuôi rất khó chăm sóc và nhận biết thỏ thụ thai hay chưa. Và như vậy người nuôi phải chờ đến tuần lễ cuối của thai kỳ thì mới thấy rõ bụng nó to dần lên và đi đứng khệ nệ, nặng nhọc. Nhờ vậy mới có cách chăm sóc hợp lý giúp thỏ cái dễ sinh nở hơn.

Khi vừa phối giống xong thì tách thỏ cái ra ngay, sở dĩ không nuôi tập thể vì thỏ chửa rất khó tính rất dễ cắn nhau nếu ở chung đặc biệt dễ gây truỵ thai nên người nuôi cũng chú ý việc này. Thế nên nắp chuồng thỏ cái lúc nào cũng được đậy lại nhằm trường hợp thỏ cái khác nhảy vào hay con vật khác vào chuồng thỏ gây ảnh hưởng đến việc sinh sản của thỏ.

Trong thời kỳ thỏ mang thai người nuôi cũng cần hạn chế việc bắt nó ra kiểm tra bụng, trừ trường hợp đặc biệt như cần tiêm ngừa cho thỏ hoặc cho uống thuốc thì mới được bế thỏ. Nếu cần bắt ra khỏi chuồng cũng nên hết sức cẩn thận và làm nhẹ tay nhằm tránh ảnh hưởng đến thai của thỏ mẹ.

Trong thời gian thỏ mang thai, người nuôi tránh lui tới chuồng của thỏ quá nhiều, đã vậy còn cung cấp cho chúng khẩu phần ăn bổ dưỡng hơn. Ngoài thức ăn viên còn cho thỏ ăn thêm nhiều thức ăn xanh như rau và các loại củ quả như rau lang, rau muống và lá các cây thuộc họ đậu, các loại cỏ, củ cà rốt, củ khoai lang ta, còn có thêm trái cây như cuối hay táo, nho nữa.

Kỹ thuật cách nuôi thỏ con

Những con thỏ mới sinh hay đã sinh được vài ngày tuổi cho đến 1 tuần tuổi mà được bú mẹ thì da rất căng và hồng hào. Ngược lại những con không được bú mẹ da sẽ nhăn nheo. Trong thời gian từ 1 đến 18 ngày tuổi thỏ con sống hoàn toàn dựa vào sữa mẹ là chủ yếu nhưng sau khoảng 18 ngày thì chúng đã có thể rời khỏi ổ và ăn thức ăn mà thỏ mẹ cho. Đến tầm 30 ngày tuổi thì chúng cai hoàn toàn sữa mẹ và tách khỏi mẹ, đã vậy có thể ăn những thức ăn giống thỏ mẹ từ trái cây cho đến các hạt cỏ.

Kỹ thuật nuôi thỏ con

Kỹ thuật nuôi thỏ con

Nhưng từ 30 ngày tuổi trở đi nếu cho thỏ con dùng nhiều rau xanh quá sẽ dễ gây bệnh đường ruột do điều này mà người nuôi cần bổ sung men tiêu hóa cho chúng uống. Đối với thỏ từ 30 đến 40 ngày tuổi bạn không nên cho chúng ăn quá nhiều thức ăn hỗn hợp, đến 9 tuần tuổi đã có thể ăn tự do hoặc người nuôi lên khẩu phần ăn hợp lý như sáng là rau – củ đến trựa là ít trái cây, tối là ăn cỏ nén.

Người nuôi chăm sóc thỏ con và chú ý đến việc ăn uống của chúng, có chế độ ăn phù hợp sẽ làm cho thỏ con phát triển nhanh hơn mà còn không ghiền sữa mẹ nữa.

Kỹ thuật cách nuôi thỏ giống

Nuôi thỏ giống không khó chỉ cần người nuôi lựa chọn một cặp thỏ có cái và đực với đầy đủ sức khoẻ là có thể mang vào mô hình chăn nuôi của mình. Thường thì thỏ muốn phối giống thì phải quan sát bộ phận sinh dục và xem thỏ có muốn giao phối hay không mà bỏ đi phần ngăn cách của chuồng giúp cho thỏ cái và thỏ đực có thể giao phối tốt. Đã vậy cần hình thành chuồng nuôi thích hợp để giúp thỏ cái và thỏ đực sinh hoạt dễ dàng mà thỏ cái cũng dễ sinh sản hơn, tránh tình trạng thỏ cắn nhau.

Ngoài ra người nuôi chỉ chọn mua những con có thể lực tốt, linh hoạt, mắt sáng, mũi khô, tai và chân sạch sẽ không có vẩy hay nấm ghẻ, lông bóng mượt, răng cửa mọc bình thường. Thỏ giống chuẩn có thể mua từ các trung tâm chuyên bán thỏ để bạn nuôi được cặp giống thích hợp giúp cho thỏ dễ thích nghi với môi trường nuôi nhốt mà còn sinh sản thuận lợi. Thường thì thỏ trưởng thành, con đực đạt từ 5 – 5,5 kg/con, con cái đạt từ 3,5 – 4 kg/con.

Kỹ thuật cách nuôi thỏ thả vườn

Nuôi thỏ thả vườn thật sự không khó do thỏ thả vườn không sống nuôi nhốt nhiều, chuồng rộng và cảnh quan nơi nuôi thoáng mát giúp thỏ dễ chạy nhảy và ăn uống thoải mái hơn. Điều đáng nói nhất là thỏ thả vườn da sẽ chắc khoẻ hơn, người nuôi sẽ nhốt thỏ vào chuồng khoảng từ chiều 5g – 6g nhằm cho thỏ nghỉ ngơi. Việc nuôi thả vườn ngày càng rộng rãi hơn do chăn nuôi như thế giúp thỏ gần với tự nhiên, như vậy sẽ sinh sản và phát triển tốt.

Kỹ thuật nuôi thỏ thả vườn

Kỹ thuật nuôi thỏ thả vườn

Kỹ thuật cách nuôi thỏ thịt trong chuồng

Thỏ thương phẩm đa phần sẽ sống trong chuồng và mỗi chuồng có thể từ 2 – 3 con, bình bước và thức ăn sẽ bỏ vào máng sạch, người nuôi thường xuyên thay đổi thức ăn cùng với nước nhằm giúp cho thỏ ít bệnh mà còn cung cấp được các chất dinh dưỡng từ đó. Đa phần thỏ thương phẩm sẽ được ăn cà rốt, rau lang hay rau muống, nếu xảy ra tình trạng bị nấm ghé thì người nuôi thoa thuốc hoặc chích thuốc giúp thỏ khoẻ mạnh trở lại, đặc biệt cho thỏ ăn thêm cỏ nén, cỏ khô để hỗ trợ thêm nguồn dinh dưỡng để thỏ hấp thụ.

Thỏ tiêu chảy thì làm sao? Dùng thuốc gì

Đối với thỏ con

Chữa tiêu chảy ở thỏ con

Chữa tiêu chảy ở thỏ con

Sẽ dùng loại thuốc nhỏ Spectinomycin 5% và đặc biệt phải có sự tư vấn của bác sĩ thú y mới cho thỏ con dùng thuốc này.

Cách dùng đó là nhỏ trực tiếp 2 giọt vào miệng thỏ con trong vòng 3 ngày liên tiếp, mỗi ngày chỉ nhỏ duy nhất 1 lần.

Ngưng ngay các loại thức ăn hay nước uống không sạch, chuyển sang thức ăn dinh dưỡng và cho lượng vừa đủ, vệ sinh chuồng hợp lý.

Đối với thỏ trưởng thành

– Sử dụng thuốc Bio – D.O.C tiêm cho thỏ 3 ngày liên tiếp mỗi ngày 1 lần với liều lượng 0,7 cc 1 lần (tiêm sau gáy của thỏ là tốt nhất).

– Cho thỏ trưởng thành uống thêm thuốc B Complex C nhằm bổ sung thêm chất vitamin, tăng cường được sức đề kháng và phục hồi sau khi thỏ mới hồi phục bệnh tiêu chảy.

– Kết hợp sử dụng các loại nước có chất chua như búp trà, búp ổi… cho thỏ uống hoặc người nuôi cho tiêm, cho uống vitamin A,B, B Complex C… để tăng sức đề kháng lại cho thỏ.

Làm sao khi thỏ cái không chịu đực

Thứ nhất là thỏ cái nhát và gặp thỏ đực là bỏ chạy và như vậy việc phối giống sẽ rất khó khăn.

Thứ hai thỏ chưa đến mùa động dục nhưng lại cho thỏ cái và thỏ đực cạnh nhau rất có thể sẽ làm cho thỏ cái hoảng sợ hoặc không thích mà trốn ở một góc nào đó. Tình huống ngược lại là cho thỏ đực vào chuồng thỏ cái chưa đến thời kỳ động dục rất có thể thỏ cái cắn thỏ đực và như vậy thỏ đực sẽ nhát hơn.

Cuối cùng là thỏ chưa đến độ “muồi” hay thậm chí là qua giai đoạn động dục rồi mới để thỏ cái vào phối giống với thỏ đực thì như vậy sẽ xảy ra tình trạng thỏ cái cắm đầu bỏ chạy, quyết không cho thỏ đực đến gần mình khiến cho thò đực nóng giận có thể sẽ cắn thỏ cái nên người nuôi cần bắt thỏ cái ra ngay.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi thỏ cảnh đẹp nhất

Cách nuôi thỏ cảnh đủ chất dinh dưỡng

Cách nuôi thỏ cảnh giúp thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của thỏ dễ dàng mà thỏ còn sống mạnh khoẻ, lâu dài với bạn. Và sau đây là công thức nuôi thỏ với lượng thức ăn phù hợp này các bạn có thể áp dụng và cho thỏ ăn hợp lý hơn:

  • 15kg bột đậu phộng, 6kg bánh đậu phộng.
  • 5kg bánh đậu.
  • 10kg ngô, 9kg cám lúa mì.
  • 5kg cao lượng, bột xương.
  • 25kg muối ăn.
  • 15kg Lysine, 0.1kg Olaquindox.
  • Cung cấp nước sạch đầy đủ.

Muốn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của thỏ người nuôi cần đảm bảo môi trường sống, thức ăn và sự vận động thể chất của thỏ một cách chính xác và hợp lý nhất. Nếu không vận động trong thời gian dài, thể chất của chúng sẽ giảm như thế sẽ làm ảnh hưởng nặng nề đến tốc độ phát triển của chúng. Ngoài ra, cần phòng chống bệnh trước nếu không chúng sẽ mắc các bệnh truyền nhiễm và có thể tử vong do cơ thể không còn sức đề kháng.

Thỏ cảnh nên cho ăn gì

Thỏ cảnh thường ăn thức ăn dạng viên hay loại cỏ khô, người nuôi cho ăn mỗi ngày với lượng vừa đủ. Thường thì thức ăn phải được chia ra sao cho sáng, trưa và tối thỏ được ăn đúng với liều lượng đó từ 28,35g. Tuy nhiên, chỉ nên cho thỏ ăn viên nén như 1 loại thực phẩm phụ vì khi cho ăn lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến răng của thỏ.

Thức ăn cho thỏ cảnh

Thức ăn cho thỏ cảnh

Việc nhai cỏ hàng ngày sẽ giúp mài mòn răng cửa của thỏ bởi răng cửa của thỏ mọc dài liên tục vì thỏ được xem là họ hàng của loại gặm nhấm chuột. Thức ăn chính của thỏ cảnh sẽ là một chút rau củ hay trái cây như chuối, táo nhưng cỏ khô Alfalfa mới là nguồn thức ăn chính nên người nuôi cần lưu ý việc này.

Tắm rửa cho thỏ cảnh đúng cách

Khi tắm cho thỏ cần hai người, một người giữ thỏ không cho thỏ giãy giụa và một người tắm cho chúng. Trước khi tắm bạn phải pha loãng sữa tắm với nước, không nên đổ trực tiếp sữa tắm lên lông thỏ.

Pha loãng sữa tắm với nước. Kì cọ trong khoảng 5 phút, nhẹ nhàng để không làm thỏ sợ hãi. Xối nước để làm sạch hết xà phòng. Tắm xong phải lập tức lau và sấy khô ở nhiệt độ thấp nhất, đặc biệt là dưới bụng và chân.

Sấy khô cho thỏ sau khi tắm

Sấy khô cho thỏ sau khi tắm

Tiếp theo đó là dùng 2 tay nhẹ nhàng bóp chặt lỗ tai thỏ, làm như vậy là để tránh nước lọt vào trong lỗ tai. Nước vào trong tai sẽ gây một số bệnh cho chúng. Tắm cho thỏ cũng giống như tắm cho các thú cưng khác. Phải nhẹ nhàng và cẩn thận làm sạch toàn bộ cơ thể của thỏ.

Sau khi tắm xong, lấy một chiếc khăn to để thấm nước lau sạch trên mình thỏ. Sau cùng là dùng máy sấy tóc lông cho thỏ. Khi dùng máy sấy nên chú ý điều chỉnh nhiệt độ ở mức vừa phải để tránh làm thỏ bị bỏng.

Nuôi thỏ kiểng có hại, có hôi không

Nuôi thỏ kiểng không có hại vì thường thỏ kiểng rất hiền và nhút nhát nếu bạn mới đem thỏ về nuôi. Có thể do lạ chỗ nên thỏ thường hay trốn trong góc chuồng, và như vậy người nuôi phải lấy thức ăn đến, gọi tên thỏ, sau đó vuốt ve như vậy bé thỏ sẽ biết được đây là chủ của mình và nghe lời hơn. Thường thì thỏ sẽ rụng lông chứ không hôi lông do lưỡi của thỏ khá giống lưỡi mèo nên chúng chỉ cần liếm cơ thể của mình là sạch ngay. Không những thế thỏ còn chơi với chủ nhân và trẻ em một cách an toàn, thân thiện, giúp cho người có bệnh về tâm lý cảm thấy thoải mái khi nuôi con vật này nên đây cũng là lý do mà nhiều người lựa chọn nuôi thỏ ngày một nhiều hơn.

Kỹ thuật, cách làm chuồng nuôi thỏ đẹp

Cách làm chuồng thỏ bằng gỗ

Chiều dài của lồng được tính bằng khoảng cách tối đa khi thỏ nhảy, đặc biệt tính chính xác từ giữa chân sau khi thỏ chưa nhảy đến cuối chân trước nơi thỏ nảy. Nhờ vào điều đó mà ngươi nuôi có thể đặt xưởng gỗ với kích thước chuồng tương ứng. Thông thường thì độ cao của chuồng khoảng 30 cm là tốt nhất, chuồng được bắt vít hoàn toàn như vậy tạo sự chắc chắn hơn. Dùng lưới D3 với 3mm, thường kích thước chính của chuồng gỗ là 1,5m x 0,7m x 0,3m giúp cho không gian chăn nuôi thỏ cũng trở nên thoải mái hơn.

Chuồng thỏ bằng gỗ đẹp

Chuồng thỏ bằng gỗ đẹp

Đáy lồng đóng theo kiểu giát giường, không đóng cố định để thuận tiện trong việc vệ sinh mà còn làm cho thỏ tránh phải dặm lên phân hay nước tiểu của chúng.

Cách làm chuồng thỏ bằng tre

Chuồng này sử dụng lưới mắt cáo để bọc xung quanh chuồng, sàn làm cà khung sườn chuồng làm từ tre, lưới B40 để làm máng ăn, các loại đinh để giúp cho chuồng này thêm chắc chắn. Ban đầu sẽ làm khung chuồng trước, chân trụ sẽ to và cứng nhất, cao 50, rộng 55, ngang 60 và như vậy sẽ làm cho chuồng thoáng mát và giúp cho người nuôi dễ nuôi hơn. Mỗi một ô chuồng như thế thì nuôi từ 2 – 3 con nếu là thỏ trưởng thành, với thỏ con thì từ 5 con một chuồng là được.

Chuồng thỏ làm từ tre

Chuồng thỏ làm từ tre

Cách làm chuồng thỏ bằng ống nhựa

Ống nhựa PVC không khác nào ống nước và dùng làm cột có đường kính từ 60 – 120, bên trong đổ bê tông giúp cho phần chân chuồng chắc chắn hơn, đã vậy còn hỗ trợ tốt cho sự cân bằng cảu chuồng giúp cho thỏ hoạt động chạy nhảy ở trong chuồng không gây ra tình trạng sập chuồng. Đối với thanh ngang thì có lọn sắt ở bên trong, ống 49 và lọn sắt là 42. Chỉ duy nhất thanh ngang này có luồn sắt bên trong nhằm tạo cho chuồng sự cố định và bền chặt hơn. Những thanh khác nằm bên dưới lồng thì không có lọn sắt nên sẽ nhẹ hơn.

Chuồng thỏ làm bằng ống nhựa

Chuồng thỏ làm bằng ống nhựa

Với mô hình nuôi thỏ theo dạng thương phẩm sẽ dùng chuồng này nhiều và chiều ngang là 5 tấc, chiều dài 1,2m, một chuồng lớn sẽ tách ra làm các chuồng nhỏ thông qua vách ngăn và các vách ngăn này khoảng 2 tấc.

Cách làm chuồng thỏ 2 tầng

Kiểu lồng này cũng có thể phù hợp với thỏ sinh sản lẫn các loại thỏ khác do chuồng này có thiết kế giống với lồng thông thường (lồng đơn hay chuồng đơn dành cho 2 con thỏ) nhưng cửa ra được làm phía trước, có chốt khóa, phía dưới nền chuồng có tấm sắt nghiêng để dọn dẹp vệ sinh. Hai chuồng kết hợp nhau tạo thành 2 tầng liên kết chặt chẽ và như vậy thỏ dễ dàng di chuyển và vận động trong chuồng hơn.

Chuồng thỏ hai tầng

Chuồng thỏ hai tầng

Kích thước chuồng nuôi thỏ bao nhiêu

Kích thước chuồng thỏ cần có bề rộng 1m, bề sâu 70cm, và chiều cao ngăn chuồng khoảng 50cm hoặc hơn. Một số người chăn nuôi thỏ có thể sẽ làm rộng hơn đôi chút hoặc hẹp hơn để có thể nuôi từ 1 – 2 con chung một chuồng, có người nuôi từ 2 – 3 con nhằm giúp cho thỏ cảm thấy thoải mái hơn trong môi trường nuôi nhốt nên đây chỉ là kích thước chung dùng để tham khảo. Đối với mỗi người nuôi sẽ chọn kích thước sao cho thỏ dễ sinh sản và có thể vận động thích hợp nhất khi sống trong chuồng.

Bảng giá thịt thỏ hiện nay

Giá thịt thỏ làm sẳn

Nhiều người thích mua về rồi tự sơ chế nhưng cũng có nhiều người lựa chọn mua thỏ đã làm thịt sẳn. Chính vì thế mà có đến hai mức giá khác nhau để người mua lựa chọn.

Nếu thỏ đã được rút xương rồi thì giá sẽ cao hơn và giá từ 330.000/ 1 kg

Nếu thỏ chỉ sơ chế bằng việc rửa sạch hay móc hàm thì giá khoảng từ 180.000 đến 190.000đ/1kg.

Giá thịt thỏ hơi

Giá thành của thỏ thịt hơi chỉ từ 90.000 đồng – 100.000 đồng/ 1kg, loại này có giá thấp hơn so với loại thỏ đã làm thịt sẵn, thỏ giống vì chất lượng thịt là yếu tố quyết định người mua có chọn hay không.

Biện pháp phòng tránh thỏ chết không rõ nguyên nhân

Khử khuẩn chuồng trại

Nên khử trùng chuồng trại cho thỏ cho mục đích phòng ngừa 2 lần một năm, vệ sinh chuồng bằng lửa hay các chất hoá học khác để tránh cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thỏ, trước hết phải để thỏ ở một thoáng mát tránh bị tác động ở việc khử khuẩn chuồng. Thường thì dùng dung dịch kiềm, iot để làm cho chuồng sạch hơn, sau đó rửa chuồng bằng nước và phơi cho khô ráo hãy để thỏ vào.

Khử khuẩn chuồng trại

Khử khuẩn chuồng trại

Tiêm phòng huyết thanh, tiêm phòng bệnh

Tiêm huyết thanh và tiêm phòng bệnh phải có khoảng cách thời gian cụ thể đến từ sự tư vấn của các bác sĩ thú y, thường thì thỏ dễ bị cầu trùng và huyết trùng nên người nuôi phải tiêm ngừa ecoli để thỏ khoẻ mạnh hơn, kháng được bệnh.

Kiểm tra xem nhiệt độ môi trường có biến động bất thường

Nếu nhiệt độ môi trường thay đổi thì các bạn phải chú ý đến việc thỏ ăn uống ra sao nhằm để chuồng thỏ ở nơi thoáng mát hơn, đã vậy nhiệt độ cao thì không nên lót vải trong chuồng, cung cấp nước sạch thường xuyên cho thỏ. Nếu nhiệt độ ngoài trời quá lạnh thì lót thêm khăn cho thỏ, cho thỏ ăn thức ăn có chứa ít đường để thỏ ấm cơ thể.

Mua thỏ giống ở đâu khoẻ mạnh, giá rẻ

Có nhiều nơi chăn nuôi thỏ có giấy phép và được mọi người lựa chọn để tìm đến mua thỏ đó là hợp tác xã chăn nuôi thỏ miền Nam Rabbit South. Ngoài nơi này ra còn có trại chăn nuôi thỏ ở Vũng Tàu, trang trại thỏ DTH farmt, trại thỏ Đan Phượng, trại thỏ Lâm Dương. Nếu các bạn có nhu cầu muốn nuôi thỏ làm thú cưng hay nuôi thương phẩm thì hãy tìm đến các trang trại này để nhận được sự tư vấn chính xác nhằm nuôi thỏ hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x