KỸ THUẬT GHÉP DÚI SINH SẢN
Hiện nay dúi được xem là loài động vật có vú được mọi người nuôi nhiều để nhằm tăng lợi nhuận. Nhưng dúi để có thể giao phối tốt và sản sinh nhiều dúi con với sức khoẻ cao thì cũng cần người nuôi có kỹ thuật, nhưng khi ghép đôi để sinh sản cũng là một việc rất quan trọng nên người nuôi cần phải biết cách để ghép giúp cho dúi đực và dúi cái không cắn nhau khi ở chung một chuồng. Vậy kỹ thuật ghép dúi để sinh sản ra sao, các thông tin sau đây sẽ nói rõ cho các bạn biết nên hãy theo dõi đến hết mà biết cách chăm sóc và ghép dúi tốt nhất.
Thông tin về con Dúi
Con dúi là loại động vật có tên gọi khoa học là Atherurus macrourus. Có họ với loài nhím Hisricidae, và có bộ gặm nhấm Rodentia, thuộc nhóm thú có vú. Dúi còn có tên gọi khác là con chuột nứa.
Dúi là loại động vật gặm nhấm thuộc họ hàng xa với loài chuột, đa phần dúi sinh sống và phân bố nhiều ở các vùng tập trung tại Đông Nam Á, xuất hiện ở nhiều nước bao gồm Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Mã Lai, Indonesia, Lào,… và các vùng khác như ở miền nam hay miền trung của Trung Quốc, Miến Điện hoặc là các vùng phía đông trên núi ở Châu Âu, nhiều vùng ở Ấn Độ hay Nepal.
Vì phân bố ở nhiều vùng có điều kiện sống và môi trường khác nhau cho nên có nhiều loại dúi được sinh ra cũng không có gì là lạ, có rất nhiều loại dúi khác nhau được chia ra như dúi má đào (có tên gọi khoa học là Rhizomys sumatrensis), dúi mốc lớn (có tên gọi khoa học là Rhizomys pruinosus), dúi mốc nhỏ (có tên gọi khoa học là Rhizomys sinensis), và dúi nâu (có tên gọi khoa học Cannomys badius).
Dúi dùng cho mục đích khác nhau của người chăn nuôi, vì điều đó mà có nhiều tên gọi dúi ra đời như là dúi giống là dúi dùng để nhân lấy giống và sinh sản để người chăn nuôi kinh doanh, thường thì dúi giống người ta bán theo cặp với 2 loại là dúi nhỏ và dúi lớn với trọng lượng cùng kích thước khác nhau. Hay dúi sinh sản là dúi sinh ra những dúi con. Mỗi một loại dúi sẽ có mức giá khác nhau và giá của dúi sinh sản sẽ cao hơn so với giá dúi giống rất nhiều.
Các yêu cầu cần thiết khi nuôi dúi
Những yêu cầu khi chăn nuôi dúi:
– Tìm hiểu các thông tin liên quan đến dúi trước khi nuôi.
– Dùng các thực phẩm sạch và cung cấp đủ chất cho dúi.
– Thiết kế và làm chuồng dúi thích hợp.
– Chọn vị trí yên tĩnh, tránh ánh nắng mặt trời và không có bất kì động vật nào sống gần nơi đó để dúi cảm thấy an toàn.
– Vệ sinh chuồng trại đúng cách.
– Biết cách bế dúi làm sao để không bị cắn và không đau dúi.
– Có cách nhận biết riêng để cho dúi giao phối.
Với các yêu cầu này sẽ giúp cho các bạn biết được việc chăn nuôi dúi vô cùng tỉ mỉ và cẩn thận, phải chú trọng nhiều yếu tố khác nhau và đặc biệt luôn cung cấp những thức ăn giàu dinh dưỡng cho dúi thì dúi mới có sức khoẻ và ngày càng phát triển tốt nhất.
Chuồng dành cho dúi sinh sản
Chuồng nuôi dúi thường mọi người sẽ chọn làm theo loại tủ thuốc bắc bởi chuồng này hình thành dễ dàng, giá thành mua dụng cụ thực hiện cũng đơn giản và rẻ. Nếu các bạn dùng loại chuồng này giúp đem đến không gian vừa vặn làm cho việc nuôi nhiều con dúi của bạn trở nên thuận lợi và tốt nhất.
Mỗi một ô vuông như vậy sẽ rộng 50cm, dài 0.8m – 1m, nền chuồng làm bằng bê tông hay là gạch men có chiều dài và chiều rộng khác đôi chút với ô vuông dựng chuồng nhưng phải đảm bảo sạch sẽ trước khi hình thành chuồng. Đặc biệt cho các ô gạch dựng chuồng sát vào nhau tạo thành hình hộp vuông, ngoài ra phải dựng thật cao lên đến 70cm để giúp cho chuồng không bị ánh nắng mặt trời rọi vào, mỗi một ô như vậy là dùng cho một con dúi. Thường chuồng làm theo các ô giúp cho người nuôi dúi phân bố và chăm sóc dúi hiệu quả hơn, thường chuồng cho dúi sinh sản sẽ ngăn cách 2 ngăn, bởi ngăn trong là cho dúi sinh con, ngăn ngoài thì để thức ăn và là sân chơi giúp dúi có thể vận động nâng cao sức khoẻ của mình cùng con của mình tốt nhất.
Những điều cần chú ý đó là chuồng phải tránh được nắng, mưa, luôn được dọn dẹp sạch sẽ, vị trí của chuồng cũng rất quan trọng nên cần đặt chuồng nuôi dúi tại nơi yên tĩnh càng tốt, không có người qua lại, tránh nuôi con vật khác gần chuồng nuôi dúi.
Kỹ thuật ghép dúi sinh sản
Việc ghép đôi dúi đực và dúi cái dựa vào việc người nuôi chọn kích thước, trọng lượng của dúi đực tương đương hay to hơn dúi cái để mà đưa vào ghép đôi chính xác. Người nuôi lựa chọn con cái có dấu hiệu muốn giao phối nhất rồi bỏ vào chuồng con đực, tiếp đó quan sát con đực với con cái có quấn quýt với nhau hay không, nếu thấy con đực và còn cái gằm ghè nhau thì lập tức tách con cái ra ngay.
Thường thì khi muốn ghép đôi để giao phối thì vú con cái căng lên, bộ phận sinh dục đỏ hồng và se lại là thể hiện dấu hiệu con cái muốn con đực. Khi chưa quan sát kĩ hay người nuôi mới tập nuôi dúi thì nên dựa vào những điều này để hiểu hơn khi dúi cái muốn giao phối.
Thời gian để ghép đôi tuỳ thuộc vào dúi cái có biểu hiện muốn giao phối hay không, nhưng dúi cái mà muốn đực rồi thì đưa vào chuồng dúi đực trong vòng 1 phút rưỡi – 2 phút cả hai sẽ giao phối nhau. Sau khi cả hai giao phối xong thì người nuôi cần quan sát thêm biểu hiện của dúi cái và dúi đực ra sao, có làm hành động liếm bộ phận sinh dục không mà người nuôi xác định giao phối thành công, nếu dúi cái và dúi đực không làm hành động này có nghĩa là việc giao phối chưa thành công.
Các cách chăm sóc dúi sinh sản
Trong quá trình đẻ con hay là đẻ được vài ngày đầu thì người nuôi không nên thăm tổ đẻ của dúi quá nhiều hoặc là đi lại xung quanh chuồng trại của dúi nhiều vì ảnh hưởng đến việc chăm sóc con và giữ sức khoẻ tốt nhất của dúi mẹ. Cần cho dúi mẹ ăn đầy đủ sau khi sinh như cỏ, mía, bắp, khoai lang,… trong vòng 45 ngày thì có thể tách dúi con ra nuôi riêng để dúi mẹ tiếp tục sinh lứa sau.
Dúi cái sau 3 ngày giao phối thì người nuôi cần đưa dúi cái vào chuồng có lót sẵn rơm và rác mềm để cho dúi cái bện thành tổ mà đẻ con. Sau một tháng khi ghép đôi dúi thì dúi mẹ sẽ bắt đầu sinh con. Trước khi dúi sinh nở thì cần vệ sinh chuồng thật sạch sẽ, khi đẻ con xong thì không nên dọn liền mà phải để tận 3 ngày hãy dọn nhưng chỉ dọn phân chứ không nên động đến ổ của dúi vì như vậy dúi mẹ sẽ nghĩ có người bắt con của dúi mẹ đi mất, dúi mẹ sẽ hung hăng hơn và cắn các bạn hoặc khi đụng vào ổ đẻ làm dơ ổ đẻ hay hỏng ổ đẻ. Chính điều này mà người nuôi cần lưu ý vấn đề này hơn để chăm sóc dúi sinh sản hiệu quả.
Lời kết
Dúi phổ biến nhất với 4 loại ở Việt Nam là dúi má đào, dúi mốc lớn, dúi mốc nhỏ và dúi nâu, những con dúi này có chất lượng tốt thông qua việc kiểm tra chất lượng định kỳ và có các đánh giá từ bộ nông nghiệp. Dù bạn có đang nuôi loại dúi nào đi nữa thì hy vọng rằng những thông tin về kỹ thuật ghép dúi sinh sản trên có thể giúp ích được một phần nào đó trong việc chăn nuôi dúi sinh sản của bạn.