Dúi mang thai bao nhiêu ngày thì sinh - Điện máy kim biên

Dúi mang thai bao nhiêu ngày thì sinh

DÚI MANG THAI BAO NHIÊU NGÀY THÌ SINH

Dúi là loài động vật có vú và có tính sinh sản tốt, cũng vì điều này mà có rất nhiều người dựa vào đó mà bắt đầu hình thành các quy mô chăn nuôi dúi. Nhiều nơi chăn nuôi theo kiểu nhà kín, vị trí nuôi dúi khá tốt nên dúi sinh trưởng hoàn hảo. Nhưng một vài người muốn nuôi dúi mà không nắm bắt rõ khi nào dúi muốn giao phối và bao lâu mới sinh con. Vì điều này mà bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến các bạn những thông tin chính xác nhất liên quan đến việc dúi mang thai bao nhiêu ngày để các bạn có thể chăm sóc dúi tốt nhất trong lúc sinh sản.

Đặc điểm của Dúi sinh sản

Dúi sinh sản là loại dúi có thân dài, có màu lông đen xám, đuôi không có lông, hai hàng vú dài nhìn giống hai hàng vú heo, chân ngắn và móng rất nhọn, bụng to, răng dài và chỉ có 4 cái răng nhìn giống răng thỏ. Thường răng dúi có màu trắng và hơi vàng vàng, với dúi đang sinh sản tốc độ đi không nhanh trong lúc đang mang thai. Ăn nhiều rau củ hơn, nhờ đó mà con trong bụng cũng khỏe mạnh hơn khi sinh ra.

Đặc điểm Dúi sinh sản

Đặc điểm Dúi sinh sản

Các yêu cầu cần thiết khi nuôi dúi sinh sản

Vài yêu cầu khi nuôi dúi sinh sản:

– Chọn được giống dúi thích hợp để nuôi.

– Tìm hiểu thêm các thông tin có sẵn trên mạng hay tham khảo từ những ai đã nuôi dúi qua rồi để có thêm kinh nghiệm nuôi dúi.

– Vệ sinh chuồng dúi đúng cách.

– Luôn cung cấp cho dúi các thức ăn sạch và giàu dinh dưỡng.

Chuồng dành cho dúi sinh sản

Chuồng dành cho dúi sinh sản phải tránh được nắng, mưa, luôn được dọn dẹp sạch sẽ, vị trí của chuồng cũng rất quan trọng nên cần đặt chuồng nuôi dúi tại nơi yên tĩnh càng tốt, không có người qua lại, tránh nuôi con vật khác gần chuồng nuôi dúi. Đặc biệt mái che cho chuồng dúi sinh sản không được quá kín nhưng vẫn đảm bảo tránh được ánh nắng trực tiếp.

Kinh nghiệm nuôi dúi hiệu quả cao nhất

Chuồng Dúi sinh sản

Chuồng Dúi sinh sản

Chuồng nuôi dúi thông thường hay dành cho dúi sinh sản thì mọi người vẫn sẽ chọn làm theo dạng tủ thuốc bắc bởi chuồng này vừa cho không gian nhỏ hẹp giúp cho việc nuôi nhiều con dúi trở nên dễ dàng hơn nhất là dúi sinh sản sẽ sinh con và người nuôi chỉ cần tạo thêm ngăn trống để dúi đẻ và một ngăn để dúi ăn uống và vui chơi là được.

Mỗi một ô vuông tạo thành chuồng sẽ rộng 50cm, dài 0.8 – 1m và các ô phải luôn kết dính với nhau tạo thành hình hộp vuông, đặc biệt phải dựng thật cao lên đến 70cm để giúp cho chuồng không bị ánh sáng của nắng mặt trời rọi vào, nền chuồng làm bằng bê tông hay là gạch men, mỗi một ô như vậy là dùng cho một con dúi nhưng với dúi sinh sản thì đây là một loại chuồng vừa thoải mái, thoáng mát mà còn giúp dúi dễ dàng sinh con.

Thức ăn chính của dúi đang mang thai

Dúi thích ăn những loại giàu dinh dưỡng như là tre, mía, củ măng, nứa,bắp, khoai,… Những loại thức ăn này dường như không thể thiếu trong khẩu phần ăn dành cho dúi nhất là dúi trong mùa sinh sản. Ngoài ra dúi còn có thể ăn được rễ cây, mầm cây, thức ăn tinh hỗn hợp, thức ăn bổ sung chất khoáng và có cả thức ăn động vật như là ốc, giun đất, côn trùng,…

Cách phát hiện dúi cái động dục

Khi sắp đến thời kỳ động dục mọi con dúi cái sẽ thường bỏ ăn hoặc ăn ít đi, luôn đi xung quanh chuồng để tìm dúi đực. Người nuôi phải cầm dúi đúng cách như xách đuôi dúi lên và xem bộ phận sinh dục của dúi cái có đỏ hồng hay không, rồi sau đó đưa tay lên vuốt nhẹ và thấy bộ phận sinh dục hơi lồi ra một chút và hơi ướt ướt thì đây là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất dúi đang trong mùa giao phối.

Cách nhận biết dúi cái động dục

Cách nhận biết dúi cái động dục

Vào thời điểm này chỉ cần mang dúi cái vào ở chung với dúi đực, dúi đực sẽ kêu lên, dúi cái đưa đít vào đầu dúi đực cũng là lúc hai con dúi bắt đầu giao phối với nhau. Ngoài ra dúi cái và dúi đực quấn quýt nhau, sau đó giao phối xong sẽ liếm bộ phận sinh dục thể hiện việc giao phối thành công. Nhưng nếu dúi cái vào chuồng dúi đực rồi mà dúi cái và dúi đực cắn nhau thì thể hiện chưa đến ngày dúi cái giao phối, phải mang dúi cái ra khỏi chuồng dúi đực ngay.

Dúi cái mang thai bao nhiêu lâu thì sinh con

Từ khi giao phối cho đến lúc sinh sản là khoảng 1 tháng rưỡi, khoảng thời gian này người nuôi phải chuẩn bị trước như các loại rơm, rạ, để giúp cho dúi có thể bện lại làm thành tổ mà chui vào đẻ con. Nếu như dúi sinh khó khăn cũng có thể sinh trễ một chút, thường thì trễ khoảng vài ngày là cùng, với những con dúi sinh khó rất là hiếm gặp. Đa phần dúi giao phối không bao lâu thì cấn thai, và như thế kéo dài khoảng 45 ngày là sinh. Biểu hiện rõ rệt nhất là dúi bắt đầu ăn nhiều hơn và liên tục, bụng to lên dần, núm vú căng cứng. Dựa vào điều này mà người nuôi có thể chăm sóc dúi sinh nở an toàn và hiệu quả hơn.

Cần làm gì khi bị Dúi cắn?

Các cách chăm sóc dúi sinh sản và dúi con mới đẻ

Cách chăm sóc dúi sinh sản

Sau 3 ngày giao phối thì ngay lập tức người nuôi cần đưa dúi cái vào chuồng đã lót sẵn rơm và rác mềm để cho dúi cái bện thành tổ mà đẻ con dễ dàng hơn. Tầm khoảng một tháng khi ghép đôi dúi thì dúi mẹ sẽ có các biểu hiện như mang thai. Trước lúc dúi sinh nở thì người nuôi cần vệ sinh chuồng của dúi mẹ thật sạch sẽ, khi dúi mẹ đẻ con xong thì không nên dọn chuồng liền mà phải để tận 2 – 3 ngày hãy dọn nhưng chỉ dọn phân chứ không nên động đến ổ của dúi.

Trong quá trình đẻ con hay là đẻ được vài ngày đầu thì người nuôi không nên thăm tổ đẻ quá nhiều vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của dúi mẹ. Người nuôi nên để dúi mẹ tự chăm sóc dúi con đến khi đủ 2 tuần tuổi. Dúi con ở chung với mẹ trong vòng 45 ngày thì người nuôi có thể tách dúi con ra nuôi riêng. Dúi mẹ sau khi tách con ra thì người nuôi sẽ không cho dúi mẹ ăn trong vòng 1 ngày, những ngày sau thì cho dúi mẹ ăn đầy đủ như cỏ, mía, bắp, khoai lang,…và luôn thường xuyên quan sát dúi mẹ ra sao, có ăn lại bình thường hay không, sau khi hồi sức 3 ngày là có thể cho dúi mẹ đi ghép đôi cùng dúi đực khác.

Cách chăm sóc dúi mới đẻ

Dúi con mới đẻ thường không có lông, mắt vẫn chưa mở, chủ yếu là bò để bú sữa mẹ. Người nuôi cần quan sát trong vòng 10 ngày xem dúi con bắt đầu ra lông hay chưa, nếu ra lông vào khoảng thời gian đó là rất tốt. Ngoài ra móng và lông ngày càng dài, đen hơn nhưng khi đủ 1 tháng thì dúi con mới bắt đầu mở mắt và có thể tự ăn các loại thức ăn như mía và tre giống với thức ăn mà dúi mẹ hay ăn.

Chăm sóc dúi con mới sinh

Chăm sóc dúi con mới sinh

Nói chung bài viết này cung cấp cho các bạn thông tin đầy đủ về dúi nhất là những ai có ý định nuôi dúi thì khi xem bài viết này sẽ hiểu hơn dúi sinh sản ra sao, bao lâu mới cấn thai và sinh con. Và khi dúi sinh con thì người nuôi cần làm gì để dúi sinh con tốt nhất. Với điều đó các bạn sẽ chăm sóc dúi tốt và đón nhận nhiều điều tốt đẹp từ đó.

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x