Phân tích sơ đồ chân biến tần đầy đủ nhất - Điện máy kim biên

Phân tích sơ đồ chân biến tần đầy đủ nhất

Phân tích sơ đồ chân biến tần

Biến tần là một thiết bị được sử dụng rộng rãi và khi nhắc đến thiết bị này thì không ai lại không biết biến tần gồm có chức năng gì và hoạt động ra sao nhưng có lẻ một chi tiết quan trọng mà người dùng quên mất đó là chân biến tần. Vậy chân biến tần là gì? Sơ đồ của chân biến tần ra sao? Bài viết này sẽ cho bạn thấy rõ chân biên tần để bạn dùng thiết bị tốt nhất.

Chân biến tần là gì?

Chân biến tần được hiểu nôm na là một dạng liên kết vào thiết bị biến tần giúp cho đầu ra và đầu vào của thiết bị biến tần làm việc hiệu quả hơn. Ngoài điều này ra thì chân biến tần là một dạng kết hợp, hỗ trợ cho biến tần hoạt động linh hoạt và ổn định hơn trong việc đưa vào lắp đặt sử dụng của người dùng. Nên mới có sự xuất hiện của tên gọi này và các kĩ thuật viên rất chú trọng đến dòng điện đi vào thiết bị và chân biến tần rất quan trọng cần phải có sơ đồ cụ thể để đấu dây tốt nhất và sử dụng thiết bị biến tần này an toàn.

Sơ đồ chân biến tần

Mỗi một thiết bị đều có cách đấu chân khác nhau nhưng ở bài viết này sẽ cho bạn thấy được việc đấu chân biến tần dễ dàng như thế nào để sử dụng thiết bị này một cách ổn định và tốt nhất.

Cần phải đấu lực vào và ra cho biến tần có thể đóng mở tốt nhất.

Sơ đồ còn thể hiện chân đầu vào dạng số với tên tiếng Anh là Digital Input. Loại này được lập trình để đấu vào biến tần giúp điều khiển biến tần như việc cho thiết bị chạy hay dừng lại, đảo chiều, tăng giảm tốc độ hoạt động của thiết bị, đã vậy cho dòng điện đi vào nhanh chóng với điện áp là 24 DVC.

Đến với chân đầu vào dạng tương tự (Analog Input) thường được người dùng sử dụng đặt vào vị trí quan trọng giúp cho việc đặt giá trị tốc độ chính xác hơn, đã vậy còn cho biết tín hiệu đưa vào là bao nhiêu để điều chỉnh một cách an toàn. Loại này có một hoặc nhiều đầu vào tương tự và đa phần phụ thuộc vào dòng biến tần mới biết chính xác đầu vào tương tự có nhiều hay không.

Các chân đầu ra số (Digital Output) đưa ra các tín hiệu cụ thể thông qua trạng thái làm việc của biến tần dưới dạng điện áp 24 DVC. Nếu sử dụng mà thấy chân đầu ra không ở dạng tiếp điểm khô thì cần lưu ý bởi đưa điện áp không thích hợp vào rất dễ xảy ra sự cố đặc biệt là cháy nổ.

Các chân đầu ra dạng Rơ le (Relay Output) thực chất chỉ sử dụng 1 hay 1 cặp tiếp điểm mà thôi để nhằm đưa chân Rơ le này liên kết cùng nội bộ của biến tần giúp cho thiết bị phát huy nhanh chóng tính năng của mình hơn, nhờ chân đầu ra dạng này có tác dụng lớn là đưa ra tín hiệu thông báo trạng thái làm việc của biến tần đã vậy còn có thể dùng với nhiều loại điện áp khác nhau nên sử dụng chân đầu ra Rơ le lợi hơn rất nhiều so với chân đầu ra số.

Các chân đầu ra tương tự (Analog Output) có thể đưa ra phản hồi của một số thông số ở dạng liên tục.

Các chân cấp nguồn DC ra ngoài đó là DC Output, loại này cấp ra nguồn điện từ 10 VDC – 24 VDC và con số này cho người dùng thấy được điểm tương ứng với điện áp sử dụng ở các chân đầu vào và ra của biến tần.

Chân dừng khẩn cấp (Emergency Stop) hoạt động dựa trên cơ chế nhằm duy trì điện áp trên chân giúp cho biến tần được phép hoạt động. Chân này thường được đưa vào các tiếp điểm bên ngoài dùng để dừng khẩn cấp biến tần.

Ngoài các loại chân này ra thì biến tần còn có thêm các chân truyền thống, chân chống nhiễu.

Sơ đồ chân biến tần

Nhờ có sơ đồ cụ thể mà người tiêu dùng sẽ sử dụng biến tần tốt nhất thông qua các chân điều khiển, chân cấp nguồn, chân đầu ra, chân đầu vào và một số loại chân khác. Khi không có sơ đồ người dùng cũng không biết chính xác có bao nhiêu chân dành cho biến tần, chân biến tần sẽ hoạt động thế nào với nhiệm vụ làm việc ra sao? vì thế mà có sơ đồ cụ thể để cho người sử dụng nhận diện các mặt lợi ích khi sử dụng thiết bị này.

Đồng thời dựa vào các thông tin có trong sơ đồ mà người dùng mắc nối dây tốt hơn giúp cho biến tần hoạt động linh hoạt và mang đến các tính năng tuyệt vời cho người sử dụng. Ngoài ra sơ đồ còn thể hiện loại chân nào thích hợp để cho biến tần phát huy nhanh chóng chức năng của mình nên người dùng cũng nên chú ý và xem sơ đồ nhiều hơn giúp cho việc thi công lắp đặt biến tần tốt nhất.

Cách kết nối chân biến tần với PLC

Kết nối chân điều khiển Run/Stop của biến tần với PLC

Biến tần thường mặc định có chân dùng để chạy tới vào chạy lui, chân chung của biến tần với PLC được kí hiệu là “COM”. Đối với PLC sử dụng ngõ ra relay khi được nối với chân chung của biến tần sau đó lấy chân chung này lần lượt kết nối cùng chân của bộ phận điều khiển Run/Stop nhằm cho bộ phận này điều khiển tốt nhất biến tần.

Với ngõ ra của PLC thì sử dụng dạng transistor hoặc là điện áp nên muốn kết nối với chân điều khiển nhằm điều khiển tốt biến tần cần xem xét kĩ thiết bị biến tấn đang ở dạng nào là dạng sink hay source sau đó kết nối PLC với biến tần theo đúng sách hướng dẫn để người dùng sử dụng an toàn hơn.

Kết nối điều khiển RUN/ STOP biến tần với PLC

Một số loại biến tần có sẵn nguồn là 24v còn nếu chưa có sẵn thì người dùng phải dùng nguồn ngoài để cấp nguồn giúp điều khiển dễ dàng hơn các chân tới lui. Điều quan trọng là khi người dùng sử dụng ngõ ra transistor của PLC nhằm điều khiển biến tần thì người dùng phài kiểm tra cẩn thận vì đấu sai rất dễ làm hư hỏng thiết bị, chập nguồn, làm biến tần bị lỗi và thậm chí hư các chân điều khiển PLC.

Kết nối chân điều khiển tốc độ – tần số của biến tần với PLC

Bạn muốn PLC có thể điều khiển được tần số của biến tần phải sử dụng phương pháp điều khiển bằng analog. Với PLC cần phải thích hợp module analog có thể hoạt động từ 0 đến 10V hoặc 4 đến 20mA, sau đó bạn chỉ cần kết nối chân này với chân nhận analog của thiết bị biến tần thì việc điều khiển tần số sẽ dễ dàng hơn. Một vài môi trường làm việc khác nhau với nhiệt độ quá thấp rất dễ làm gây nhiễu khiến cho biến tần tới PLC xa hơn thì bạn nên áp dụng phương pháp dùng analog 4– 20mA sẽ tốt hơn.

Đối với một số loại biến tần sử dụng loại chân nhận tín hiệu analog thông qua công tắc gạt giúp cho việc chọn chế độ nhận dòng hay áp rất tốt mà người dùng cũng cần hết sức lưu ý việc đấu nối ra sao nhằm công tắc thực hiện nhiệm vụ tốt giúp cho chân nhận tín hiệu tốt hơn.

Kết nối điều khiển giữa biến tần với PLC

Có các loại biến tần cao cấp hơn được nhiều nhà sản xuất cải thiện và thêm vào một số tính năng rất nổi bật trong đó có biến tần tích hợp chân nhận xung và bạn muốn điều khiển tốc độ cho thiết bị vận hành nhanh hơn cùng với PLC thì chỉ dùng loại này thì việc điều khiển tốc độ đã không còn vấn đề khó khăn nữa nhưng với điều kiện kinh tế của mỗi người khác nhau nên bạn có thể chọn loại thông thường rồi đấu nối để chân biến tần được điều khiển tốt nhất.

Thông qua việc kết nối điều khiển Run/Stop và kết nối điều khiển tốc độ của chân biến tần với PLC này mà bạn biết được chân biến tần có vai trò ra sao trong ngành công nghiệp đồng thời giúp cho bạn nhận được rất nhiều lợi ích trong chính công việc của mình nên dựa vào đây có thể bạn sẽ sử dụng hiệu quả nhất thiết bị biến tần của mình.

Chân biến tần đóng vài trò gì

Các chân biến tần vô cùng cần thiết cho thiết bị biến tần bởi vì giúp cho nguồn điện đi vào nhanh chóng với dòng điện thích hợp đó sẽ làm cho biến tần hoạt động ổn định và tốt hơn nữa. Không chỉ có thế các loại chân này giúp giảm thiểu rủi ro cho biến tần, tránh hư hỏng, tránh sự tác động từ ngoài vào, đã vậy còn tăng khả năng phòng vệ giúp cho biến tần hoạt động song song cùng các thiết bị điện khác một cách tốt nhất.

 

Vai trò của chân biến tần

Mua biến tần Danfoss tại Hồ Chí Minh chỗ nào

Bảng giá biến tần Danfoss mới nhất 2020

Mỗi một loại chân biến tần đều luôn hỗ trợ và làm việc hết mình giúp thiết bị biến tần luôn giữ được độ bền bỉ cùng với tuổi thọ tốt hơn nhằm đáp ứng được cho mục đích sử dụng lớn từ chính các nhà doanh nghiệp. Thế nên ở bất kì ngành công nghiệp nào ở nhà xưởng, nhà máy sản xuất hay các khu công nghiệp đều có sự xuất hiện của thiết bị biến tần.

Các thiết bị khác sử dụng chung chân biến tần được không?

Mỗi một loại chân giữ chức năng và nhiệm vụ làm việc khác nhau nên nếu cho các thiết bị điện trong điện công nghiệp sử dụng chung chân biến tần cũng phù thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau đặc biệt là biến tần có thể dùng chung với PLC mà thôi còn các loại khác thì phải tùy thuộc vào kết cấu, kiểu dáng, kích thước, công suất hoạt động có thích hợp với chân biến tần hay không mới cho kết nối chung.

Một số loại thiết bị tương thích với biến tần cũng có thể sẽ được dùng chung chân biến tần. Không chỉ có vậy thiết bị biến tần có chân cung cấp nguồn không phù hợp thì thiết bị khác rất khó trong việc liên kết nguồn điện chính chung với thiết bị. Chính điều này mà người sử dụng cần hết sức lưu ý, cần xem xét các yếu tố nói trên để mà sử dụng chân biến tần hiệu quả hơn tránh đưa thiết bị điện không thích hợp làm cho chân bị hư hỏng nặng rất có thể sẽ làm ảnh hưởng đến chính thiết bị biến tần này.

Nói tóm lại, bài viết này cho bạn hiểu về chân biến tần ra sao, cách hoạt động thế nào và bao gồm mấy loại để mà sử dụng tốt nhất thiết bị này. Nếu bạn có ý định sử dụng chân biến tần này trong chính công việc của bạn một cách tốt nhất hãy tìm đến công ty Nghĩa Đạt để nhận được sự hỗ trợ tư vấn nhằm lắp đặt và mua dùng hiệu quả hơn, đã vậy có các ưu đãi hết sức đặc biệt dành cho bạn thì bạn còn chần chờ gì nữa mà hãy cầm chiếc điện thoại của mình lên và gọi ngay công ty này đi nào.

NGHIA DAT TECH

 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x