NHIỆT ĐỘ SỐNG THÍCH HỢP CỦA CON DÚI LÀ BAO NHIÊU
Hiện nay việc chăn nuôi dúi cũng không còn gì xa lạ với mọi người nhưng rất ít ai hiểu được con dúi này có đặc tính gì và thật sự có thể sống trong môi trường có nhiệt độ ra sao. Vì thế bài viết này sẽ cho các bạn những thông tin liên quan đến nhiệt độ mà dúi sống thích hợp giúp các bạn dựa vào đây mà chăm sóc dúi hoàn hảo.
Dúi là con gì?
Con dúi là loại động vật có tên gọi khoa học là Atherurus macrourus, dúi thuần Việt được gọi là chuột nứa, có tên tiếng Anh là Bamboo Rat. Có họ với loài nhím Hisricidae, thuộc bộ gặm nhấm Rodentia, là nhóm thú có dú.
Dúi phân bố ở nhiều vùng có điều kiện sống và môi trường khác nhau cho nên có nhiều loại dúi được sinh ra ngày càng nhiều hơn cũng không có gì là lạ, có rất nhiều loại dúi khác nhau được chia ra như dúi má đào (có tên gọi khoa học là Rhizomys sumatrensis), dúi mốc lớn (có tên gọi khoa học là Rhizomys pruinosus), dúi mốc nhỏ (có tên gọi khoa học là Rhizomys sinensis), và dúi nâu (có tên gọi khoa học Cannomys badius).
Dúi là loại động vật thuộc họ hàng xa với loài chuột cống, đa phần dúi sinh sống và phát triển mạnh mẽ tại Đông Nam Á trong đó có Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Mã Lai, Indonesia, Lào,… và các vùng khác như ở miền nam hay miền trung của Trung Quốc, Miến Điện hoặc là các vùng phía đông trên núi ở Châu Âu, nhiều vùng ở Ấn Độ hay Nepal.
Động vật này dùng cho mục đích khác nhau của người chăn nuôi, vì điều đó mà có nhiều tên gọi dúi ra đời như là dúi giống là dúi dùng để nhân lấy giống và sinh sản để người chăn nuôi kinh doanh, thường thì dúi giống người ta bán theo cặp với 2 loại là dúi nhỏ và dúi lớn với trọng lượng cùng kích thước khác nhau. Hay dúi sinh sản là dúi cái được phối giống sau đó sinh ra những dúi con. Mỗi một loại dúi sẽ có mức giá khác nhau và giá của dúi sinh sản sẽ cao hơn so với giá dúi giống rất nhiều.
Đặc điểm của con dúi
Chiều dài của loài dúi loại con so với dúi trưởng thành khoảng từ 25cm cho tới 35cm. Đuôi thì tầm khoảng từ 7cm – 12cm và dúi thường không có lông ở đuôi. Trọng lượng trung bình của loài dúi từ khoảng 0.7kg cho tới 3kg/con. Ngoài ra dúi mới sinh sẽ không mở mắt, thường bú sữa mẹ hay là bò để mò thức ăn của mẹ. Những con dúi con đã tách khỏi con mẹ sẽ có thể ăn hạt và củ khi đủ tuần tuổi, dúi khi bắt đầu trưởng thành lông mọc đầy đủ trừ phần đuôi, màu lông là màu xám đen hay đen, móng sắt nhọn, có 4 cái răng khá dài nhìn vào rất giống răng thỏ, màu răng là màu vàng ngà, 4 chân ngắn, thân mập mạp.
Môi trường tự nhiên và môi trường chăn nuôi dúi có gì khác biệt
Sự khác biệt rõ rệt của hai môi trường mà dúi sống:
Dúi trong môi trường chăn nuôi
+ Môi trường chăn nuôi là môi trường nuôi nhốt dúi, không chỉ sống 1 con mà trong chuồng sẽ có rất nhiều con lên đến 20 con chung một chuồng. Đặc biệt khi dúi cái sinh nở thì sẽ ở chung với dúi con của mình, người nuôi sẽ không để dúi đực và dúi cái sống chung mà phải tách hai chuồng riêng biệt, chỉ khi giao phối mối cho dúi cái gần dúi đực.
Dúi trong môi trường chăn nuôi sẽ phụ thuộc nguồn thức ăn bởi con người sẽ đem đến chứ dúi không phải đi tìm thức ăn như trong môi trường tự nhiên. Dúi ít vận động trong môi trường nuôi nhốt do không gian sinh sống nhỏ hẹp mà còn sống với nhiều con dúi khác nên không mấy thoải mái. Nhưng bù lại việc phát triển và sinh sản của dúi linh hoạt do người nuôi, và như vậy việc sinh sản ngày càng nhiều hơn. Không chỉ vậy mà dúi sống nuôi nhốt có thể ăn cà ngày và đêm, ít khi nào ngủ.
Dúi trong môi trường tự nhiên
+ Môi trường tự nhiên giúp cho dúi phát triển chậm hơn so với môi trường nuôi nhốt, nhưng dúi sẽ sống gần với thức ăn của mình bởi dúi hay có tập tính đào hang ở gần tre nứa, chính điều này mà dúi thoải mái trong việc ăn uống mà còn vận động tốt trong môi trường tự nhiên giúp dúi có nhiều sức khoẻ hơn. Dúi sống vào ban đêm để tránh sự săn mồi từ động vật khác, buổi sáng chủ yếu là ngủ.
Nhiệt độ sống thích hợp của dúi
Dúi chịu rét tốt hơn chịu nóng vì chúng sinh sống và phân bố nhiều ở các khu vực miền núi phía Bắc nên khả năng chịu lạnh khá cao hơn so với nhiệt độ nóng. Chính vì vậy khi thời tiết nóng trên 35 độ C thì dúi cần phải được nuôi dưỡng trong môi trường có các quạt thông gió làm mát để cho chúng không bị ngạt hơi trong khí nóng nếu không chúng sẽ chết. Nếu người nuôi không dùng quạt thông gió thì cần xây dựng mỗi ô chuồng cho mỗi một con sinh sống thì sẽ thoáng khí hơn.
Các yêu cầu cần thiết khi chăm sóc dúi
– Chọn dúi thích hợp để nuôi.
– Vệ sinh chuồng trại đúng cách và hợp lý.
– Cung cấp thức ăn và nước uống đầy đủ cho dúi.
– Thường xuyên kiểm tra chuồng dúi xem có bị gì hay không.
Thức ăn chính của dúi
Do dúi sống trong hoang dã đa phần sống và làm việc vào ban đêm, ban ngày thì ngủ nhưng với dúi nuôi được mang vào môi trường chăn nuôi tại nhà thì người nuôi sẽ cho dúi ăn cả ngày lẫn đêm, luôn cấp nước thường xuyên để dúi uống. Người nuôi muốn dúi mau sinh trưởng và phát triển sẽ bỏ thực phẩm tươi cho dúi ăn vào mỗi buổi sáng. Cho dúi với đủ dinh dưỡng và liều lượng, tránh cho việc quá ít thức ăn cung cấp cho dúi hoặc là quá nhiều thức ăn làm cho dễ bị ôi thiu và khi dúi ăn phải sẽ không tốt cho sức khoẻ.
Thức ăn chính mà dúi thích ăn đó là tre, mía, củ măng, nứa, khoai… Những loại thức ăn này dường như không thể thiếu cho dúi nhất là dúi đang trong mùa sinh sản. Ngoài ra dúi còn có thể ăn được rễ cây, mầm cây, thức ăn tinh hỗn hợp, thức ăn bổ sung chất khoáng và có cả thức ăn động vật như là ốc, giun đất, côn trùng,…
Làm thế nào nhận biết dúi bị bệnh
Loài dúi thì thường rất dễ bị bệnh tiêu chảy vì chúng ăn uống không thích hợp như chúng ăn phải thức ăn bị ôi thiu, ẩm mốc lâu ngày hay những loại rau quả lên men quá cao làm cho hệ tiêu hoá của dúi không hoạt động tốt, thêm bao tử của chúng không thích nghi với sự thay đổi đột ngột đó.
Ngoài ra chúng còn có các bệnh về da do rận hoặc các loại bò chét nhỏ sống kí sinh trên cơ thể chúng và dễ nhận biết nhất là người nuôi chạm vào dúi thì sẽ thấy có các con vật nhỏ bò qua lại trên cơ thể dúi.
Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con dúi thịt thương phẩm, sinh sản tốt tại nhà
Bên cạnh đó chúng thường có bệnh về viêm phổi vì nhiệt độ quá lạnh dẫn đến tình trạng mũi chúng chảy nước mà không được vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ gây dị ứng dẫn đến việc chúng hay khò khè hoặc những vết thương nhiễm trùng và có hiện tượng co giật vì nguyên nhân do thời tiết thay đổi đột ngột làm cho các bụi bẩn nhiều ngày được dúi hít phải làm cho mũi của chúng.
Nguyên nhân khác là nếu như có mưa mà giọt mưa rơi vào mắt chúng thì sẽ ảnh hưởng đến thị giác của dúi. Về điều này thì người nuôi phải đặt chuồng dúi ở nơi thích hợp vừa tránh lạnh và tránh mưa tốt làm cho dúi không bị ảnh hưởng nhiều.
Không những vậy dúi còn đi vệ sinh không đặc, không ăn uống trong vòng 1 – 2 ngày thì người nuôi cần chú ý để mà chăm sóc dúi hợp lý, mang dúi đến cơ sở thú ý điều trị ngay.
Lời kết
Nói chung bài viết này giúp cho các bạn biết nhiệt độ nào mà dúi thích hợp sống và phát triển tốt nhất để các bạn bố trí chuồng và chăm sóc dúi ở nơi có nhiệt độ hợp lý hơn giúp cho dúi hạn chế bệnh tật mà ngày càng sinh trưởng tốt.