Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con dúi thương phẩm, sinh sản tốt tại nhà

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con dúi thịt thương phẩm, sinh sản tốt tại nhà

Khi các bạn có ý định chăn nuôi dúi với mô hình lớn thì cần phải tìm hiểu để làm sao cho dúi sống tốt và khoẻ nhất, việc sinh sản cũng thuận lợi hơn. Vì điều này mà bài viết hôm nay sẽ gửi đến bạn các thông tin, kỹ thuật nuôi Dúi hết sức hữu ích giúp mọi người có thể chọn mua dúi tốt cùng với việc nắm được các kỹ năng chăm sóc hoàn hảo giúp dúi ngày càng khoẻ mạnh và phát triển tốt hơn nữa.

Con dúi là con gì

Con dúi có tên tiếng anh là gì?

Con dúi là loại động vật có tên gọi khoa học là Atherurus macrourus, tên tiếng Anh là Bamboo Rat. Có họ hàng với loài nhím Hisricidae, cùng bộ gặm nhấm Rodentia với nhau, ngoài ra còn thuộc nhóm thú có vú. Dúi còn có tên gọi khác là chuột nứa và cái tên này người Việt sẽ gọi nhiều hơn, đa phần các nước khác gọi tên khoa học của loại dúi này là chủ yếu.

Con dúi tên tiếng anh là gì

Con Dúi có tên tiếng anh là Bamboo Rat

Do dúi sống ở nhiều nơi ở Châu Á và được phân bố ở nhiều vùng có điều kiện sống và môi trường khác nhau cho nên có nhiều loại dúi được sinh ra, có rất nhiều loại dúi khác nhau được chia ra với các tên khác nhau như dúi má đào (có tên gọi khoa học là Rhizomys sumatrensis), dúi mốc lớn (có tên gọi khoa học là Rhizomys pruinosus), dúi mốc nhỏ (có tên gọi khoa học là Rhizomys sinensis), và dúi nâu (có tên gọi khoa học Cannomys badius).

Con dúi còn gọi là con gì?

Dúi còn gọi là chuột nứa, là loài động vật gặm nhấm với thân hình giống con chuột nhà nhưng có kính thước dài và mập hơn gấp nhiều lần, màu lông xám đen, có loại dúi có màu lông nâu xám, thức ăn chủ yếu là mía, ngô, cỏ, tre nứa… Khi dúi sống trong môi trường tự nhiên đa phần là ăn rễ tre và măng tre, ngoài ra thì dúi ăn các loại hạt và rau củ khác nên động vật này khi con người chế biến thành món ăn rất được mọi người ưa thích do thịt của dúi có vị ngọt nhẹ và giàu protein. Được xem là thức ăn đặc sản hết sức nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc của Việt Nam. Thịt dai, giàu chất đạm nên ở nhiều vùng miền xem loại dúi này là đặc sản.

Con dúi có uống nước không?

Bất kì loại động vật nào cũng cần uống nước để sống nhưng con dúi là loại động vật khá đặc biệt, có thể nói dúi có uống nước bởi nước cung cấp một lượng vừa đủ giúp cho bản thân dúi có thể vận động. Thường thì dúi ít uống nước hơn so với các loài động vật khác do trong thức ăn của dúi có chứa một lượng nước lớn nên dúi sẽ ít uống nước hơn. Với vài trường hợp như dúi ăn lâu ngày thức ăn quá khô, bên trong cơ thể không có nhiều nước gây ra dúi uể oải và vô cùng khát nên bắt buộc dúi phải uống nước.

Con dúi có uống nước không

Dúi có uống nước nha mọi người

Dường như nước không phải là điều chính để dúi sống lâu hơn nhưng nước giúp cho dúi chuyển hoá các chất có trong cơ thể giúp cho dúi phát triển tốt hơn. Những con dúi cần nước nhất đó chính là dúi sinh sản bởi con dúi đang trong quá trình sinh sản phải bổ sung liên tục lượng nước giúp dúi mẹ chuyển hoá các chất từ thức ăn cho đến nước làm cho con trong bụng khoẻ và mau chóng phát triển hơn nên điều này là phần quan trọng trong việc chăm sóc và nuôi dúi.

Có bao nhiêu họ và loại dúi hiện nay

Thật ra khi tìm hiểu các thông tin về dúi nhất là dúi phân bổ và sống rộng rãi ở Châu Á thì dúi có đến 4 loại khác nhau. Bao gồm dúi mốc lớn, dúi mốc nhỏ, dúi má vàng hay còn được gọi là dúi má đào, cuối cùng là dúi nâu. Nhưng khi nói đến dòng họ của dúi thì không thể nào không nhắc đến loại dúi xuất hiện ở Châu Phi, loại này phát triển rộng vào năm 1835 cho đến nay vẫn còn nhưng rất ít được nhắc đến. Loại này có tên tiếng Anh là Rachyoryctini được chia ra làm 13 họ khác nhau:

  • Tachyoryctes ankoliae
  • Tachyoryctes annectens
  • Tachyoryctes audax
  • Tachyoryctes daemon
  • Tachyoryctes ibeanus
  • Tachyoryctes macrocephalus
  • Tachyoryctes naivashae
  • Tachyoryctes rex
  • Tachyoryctes ruandae
  • Tachyoryctes ruddi
  • Tachyoryctes spalacinus
  • Tachyoryctes splendens
  • Tachyoryctes storeyi
Con dúi có bao nhiêu loại

Một số loại Dúi phổ biến hiện nay

Tính đến nay thì có rất nhiều họ hàng với dúi với các tên gọi khác nhau và đang sống ở nhiều vùng ở trên thế giới nhưng nếu tính ở mỗi Châu Á và nhất là ở Việt Nam thì loại dúi nhận được sự quan tâm nhiều là dúi mốc lớn và dúi mốc nhỏ. Do cả hai loại dúi này dễ nuôi và dễ phối giống, giá thành thì không cao nên người có nhu cầu chăn nuôi dúi tại nhà có thể mua cả hai loại dúi này về chăm sóc để dúi phát triển tốt.

Đối với loại dúi má đào thì dòng dúi này giá cao nên nông dân cũng khá e ngại khi nuôi. Đây cũng là lý do vì sao mà người nuôi dúi cần tham khảo xem môi trường xung quanh dúi sống thế nào mà áp dụng nuôi trong nhà hiệu quả, đặc biệt là chọn loại dúi thích hợp với giá thành phải chăng để nuôi nhằm đem lại kết quả cao cho chính người nuôi cũng như dúi phát triển ngày một tốt hơn.

Nuôi con dúi có cần xin giấy phép không?

Khi các bạn có ý định nuôi dúi dù là mô hình nhỏ hay lớn đi nữa cũng phải cần xin giấy phép hẳn hoi bởi vì dúi nằm trong sách đỏ của nhà nước nên bất cứ ai muốn nuôi phải xin phép và có giấy tờ hẳn hoi thì người nuôi mới có thể an tâm nuôi được dúi. Cho dù người nuôi chỉ nuôi từ 1 – 2 con làm giống hay thậm chí nuôi với số lượng lớn từ 5 con trở lên thì cũng phải đến cơ quan trình báo rõ ràng đó là loại dúi gì, mua ở đâu và người nuôi mua dúi về với mục đích gì.

Nuôi dúi có cần giấy phép không

Giấy phép chăn nuôi Dúi

Nếu người nuôi mua dúi với mục đích chăn nuôi để nhằm phát triển thu nhập ngành nông sản thì phải xin giấy phép chăn nuôi dúi số lượng lớn. Tờ giấy phép có giá trị rất lớn đối với người nuôi, không chỉ riêng gì người nuôi mà ngay cả người mua cũng cần có giấy phép khi mua dúi. Nhà nước khá sát sao về vấn đề này nhằm ngăn chặn việc bán dúi trái phép làm ảnh hưởng đến việc phát triển và duy trì nòi giống của dúi, gây ra dúi bị tuyệt chủng và bị lạm dụng trong các việc mua bán trái pháp luật. Chính điều này mà nhà nước sẽ đưa ra giấy phép để dễ kiểm soát người bán lẫn người mua dúi.

Mô hình, kỹ thuật, cách nuôi dúi thương phẩm tại nhà

Kỹ thuật, cách nuôi dúi thịt thương phẩm

+ Kỹ thuật nuôi dúi thương phẩm: Muốn nuôi dúi thương phẩm phải biết dúi ăn thực phẩm chính là gì, khẩu phần ăn ra sao và cách chăm sóc, làm chuồng thế nào người nuôi mới nuôi dúi tốt lên được. Thường xuyên dọn chuồng để dúi sạch sẽ, cho dúi ăn tre, nứa để dúi có đủ chất, cung cấp một lượng nước vừa đủ cho dúi. Dúi thương phẩm sẽ sống chung một chuồng từ 3 – 7 con, có khi từ 2 – 5 con sẽ giúp cho dúi hoà hợp với các con khác mà sống tốt hơn.

Kỹ thuật chăn nuôi rất quan trọng và không có trường lớp nào dạy cả chỉ có người nuôi tự tìm tòi và học hỏi từ những người đi đầu trong việc chăn nuôi dúi mà mua dúi về chăm sóc tốt để dúi ngày càng phát triển hơn. Vấn đề kỹ thuật cũng hết sức quan trọng nên người chăn nuôi dúi cần quan tâm hơn để trau dồi chính mình mà nuôi dúi ngày một tốt hơn nữa.

kỹ thuật nuôi con dúi thương phẩm

Dúi nuôi thương phẩm

+ Cách nuôi dúi thương phẩm:

Để nuôi dúi thương phẩm không khó cái quan trọng là người nuôi phải chọn một cặp dúi giống thật tốt và chăm sóc đến mùa sinh sản thì cho dúi cái ghép đôi với dúi đực và dúi cái sẽ sinh nở từ 3 – 4 con. Khi dúi con lớn hơn một chút mới bắt đầu tách ra và chăm sóc theo từng cặp một hoặc là theo mô hình 5 đực – 5 cái hay 7 đực – 7 cái. Với cách thức nuôi dúi như thế này sẽ tăng số lượng dúi nhiều hơn và như vậy có nhiều nguồn thịt dúi giúp cho người tiêu thụ dễ dàng chọn lựa và mua dúi thương phẩm với số lượng lớn dễ dàng hơn.

Cách làm chuồng, xây chuồng nuôi dúi thương phẩm

Chuồng nuôi dúi phải có nắp đậy nhưng không kín hoàn toàn, với diện tích làm chuồng theo tỉ lệ hợp lý sẽ giúp cho dúi đi vệ sinh, ăn uống và vận động hợp lý. Chuồng nuôi dúi thương phẩm thường được thiết kế với chiều dài 2m, rộng 1m và cao 60cm, các bạn sẽ nuôi được từ 15 – 20 con trong chiếc chuồng này. Ngoài ra các bạn nuôi dúi có thể tham khảo thêm các cách thức khác có trên mạng để làm chuồng nuôi dúi hoàn chỉnh giúp dúi sống tốt và phát triển nhanh hơn.

Cách làm chuồng nuôi dúi thương phẩm

Chuồng nuôi Dúi thương phẩm thông minh

Đa phần nuôi dúi mọi người sẽ chọn làm chuồng giống tủ thuốc bắc do chất liệu hình thành chuồng đơn giản nên giá thành mua vật liệu cũng rẻ hơn rất nhiều, đã vậy các viên gạch được xếp vào các cạnh của nhau tạo thành hình vuông với không gian vừa phải sẽ giúp dúi thoải mái và khoẻ mạnh hơn. Những nơi có không gian nhỏ hẹp thường sử dụng chuồng loại này để nuôi dúi. Nhiều người khi mới bắt đầu nuôi dúi cũng thử làm chuồng tủ thuốc bắc và nuôi dúi vô cùng hiệu quả nhưng các bạn hãy chú ý hơn trong việc chọn vị trí thích hợp rồi mới bắt đầu làm chuồng như vậy dúi mới dễ phát triển hơn trong môi trường nuôi nhốt nhất là nuôi tại nhà.

Ưu điểm nổi bật nhất của chuồng làm giống dạng tủ thuốc bắc đó là dễ vệ sinh chuồng nhưng cũng có nhược điểm lớn đó là đòi hỏi người nuôi dúi phải thiết kế cửa phù hợp để thuận tiện hơn trong quá trình chăm sóc, bắt dúi nếu không sẽ mất rất nhiều thời gian.

Cách phối giống cho dúi nhanh nhất

Con dúi khi mang đi phối thì người nuôi phải lựa chọn con dúi đực có trọng lượng lớn hơn hoặc tương đương với dúi cái, còn dúi cái thì phải có các biểu hiện muốn được giao phối (muốn đực) và biểu hiện rõ nhất đó là bộ phận sinh dục của dúi cái bắt đầu có màu đỏ hồng hơn, hơi ướt ướt, vú căng lên, dúi cái hay đi vòng quanh chuồng nhằm mục đích tìm dúi đực, và như vậy có nghĩa là dúi cái rất muốn giao phối.

Cách phối giống cho dúi nhanh nhất

Ghép Dúi sinh sản hiệu quả

Với chính các dấu hiệu này mà người nuôi mang dúi cái vào chuồng dúi đực để cả hai giao phối với nhau. Thời gian giao phối chỉ tầm 1.5 phút – 2 phút nên khi chúng giao phối xong sẽ có hành động liếm bộ phận sinh dục của mình thể hiện việc giao phối thành công. Nhờ vậy các bạn biết được cả hai giao phối thành công một cách chắc chắn chỉ cần chờ trong vòng 1 tháng dúi cái sẽ có biểu hiện muốn được sinh nở và như vậy người nuôi chỉ cần chuẩn bị trước một vài thứ để dúi sinh sản hiệu quả và an toàn là được.

Cách nuôi dúi con sinh trưởng tốt

Dúi con mới sinh ra thường không có lông, mắt vẫn chưa mở nhìn vào không khác gì một con chuột con mới sinh cả do chúng chỉ có thể bò chung quanh chuồng và bò gần mẹ của chúng mà thôi. Thường thì dúi con muốn sinh trưởng tốt phải bú sữa mẹ vì trong sữa của con dúi mẹ có chứa các chất dinh dưỡng rất cao từ chính những dòng thức ăn như nứa, tre,… Người nuôi cần quan sát trong vòng 10 ngày xem dúi con bắt đầu ra lông hay chưa, nếu ra lông vào khoảng thời gian đó là rất tốt vì đó là biểu hiện của sự phát triển thuận lợi của dúi con.

cách nuôi dúi con sinh trưởng tốt

Kỹ thuật nuôi Dúi con mới sinh

Ngoài ra móng và lông ngày càng dài và đen hơn nhưng khi đủ 1 tháng thì dúi con mới bắt đầu mở mắt. Khoảng thời gian để dúi con cai sữa mẹ và bắt đầu ăn những thức ăn từ tự nhiên do con người cung cấp là từ 20 tuần tuổi, dúi con từ thời điểm này đã có thể tự ăn các loại thức ăn như mía và tre giống với thức ăn mà dúi mẹ hay ăn.

Mô hình, kỹ thuật, cách nuôi dúi sinh sản

Kỹ thuật, cách nuôi dúi sinh sản

Dúi cái sau 3 ngày giao phối thì người nuôi cần đưa dúi cái vào chuồng có lót sẵn rơm và rác mềm để cho dúi cái bện thành tổ mà đẻ con dễ dàng hơn. Sau một tháng khi ghép đôi dúi thì dúi mẹ sẽ sinh nở. Trước khi dúi sinh nở thì cần vệ sinh chuồng thật sạch sẽ, khi đẻ con xong thì không nên dọn liền mà phải để tận 3 ngày hãy dọn nhưng chỉ dọn phân chứ không nên động đến ổ của dúi, tuyệt đối không nhìn dúi con quá lâu và không đi lại nhiều ở nơi dúi mới sinh sản như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến việc sinh sống của dúi.

Trong quá trình đẻ con hay là dúi đã đẻ được vài ngày đầu thì người nuôi không nên thăm tổ đẻ quá nhiều. Theo cách tự nhiên nhất là cho dúi mẹ tự chăm sóc dúi con đến khi đủ 2 tuần tuổi để dúi con cứng cáp hơn đôi chút. Cần cho dúi mẹ ăn đầy đủ như cỏ, mía, bắp, khoai lang,… trong vòng 45 ngày thì có thể tách dúi con ra nuôi riêng để dúi mẹ tiếp tục sinh lứa sau. Dúi mẹ sau khi tách con ra thì người nuôi sẽ dưỡng sức và luôn thường xuyên quan sát xem biểu hiện của dúi mẹ ra sao, sau 3 ngày là người nuôi có thể cho dúi mẹ tiếp tục đi ghép đôi cùng dúi đực khác nhằm tăng việc sinh sản tốt nhất.

Cách làm chuồng, xây chuồng nuôi dúi sinh sản

Chuồng nuôi dúi sinh sản mang một số đặc điểm khác với chuồng nuôi dúi thương phẩm. Chuồng nuôi dúi sinh sản thường làm theo kích thước rộng 40cm * dài 80cm * cao 60cm. Có nắp che nửa chuồng hoặc một góc nhỏ để giúp cho chuồng không bị ánh sáng của nắng mặt trời rọi vào, đặc biệt nền chuồng làm bằng bê tông hay là gạch men, mỗi một ô như vậy là dùng cho một con dúi. Thường chuồng làm theo các ô như vậy sẽ được chia ra làm 2 ngăn giúp cho dúi dễ sinh sản, bởi ngăn trong là cho dúi sinh con, ngăn ngoài thì để thức ăn và là sân chơi giúp cho dúi vận động và thấy thoải mái hơn khi sống nuôi nhốt trong chuồng.

Cách làm chuồng nuôi dúi sinh sản

Kỹ thuật làm chuồng nuôi Dúi sinh sản

Đặc biệt là chuồng phải tránh được nắng, mưa, luôn được dọn dẹp sạch sẽ, vị trí của chuồng cũng rất quan trọng nên cần đặt chuồng nuôi dúi tại nơi yên tĩnh càng tốt, không có người qua lại, tránh nuôi con vật khác gần chuồng nuôi dúi để không làm phiền đến cuộc sống của dúi do dúi rất ghét tiếng ồn.

Thức ăn cho dúi sinh sản

Thức ăn chính mà dúi thích ăn đó là tre, mía, củ măng, nứa,… Những loại thức ăn này dường như không thể thiếu cho dúi nhất là trong mùa sinh sản. Ngoài ra dúi còn có thể ăn được rễ cây, mầm cây, thức ăn tinh hỗn hợp, thức ăn bổ simh chất khoáng và có cả thức ăn động vật như là ốc, giun đất, côn trùng,… nên tuỳ thuộc người nuôi có điều kiện mua thêm các thức ăn khác để cho dúi thay đổi khẩu vị mà giúp cho sự phát triển tốt hơn.

Dúi sống trong tự nhiên sẽ ít ăn hơn so với loại dúi sống trong môi trường nuôi nhốt bởi loại dúi đa phần sống và làm việc vào ban đêm, ban ngày thì ngủ. Người nuôi dúi cần bỏ thực phẩm tươi cho dúi ăn vào mỗi buổi sáng. Cho dúi ăn đầy đủ dinh dưỡng và liều lượng, tránh cho dúi ăn quá ít hay quá nhiều vì thức ăn bỏ nhiều để lâu dễ bị ôi thiu và khi dúi ăn phải sẽ không tốt cho sức khoẻ, đặc biệt thức ăn quá ít sẽ làm cho dúi ăn ít lại và không có đủ dinh dưỡng nuôi dúi nhất là với dúi sinh sản cần phải ăn lượng vừa đủ mới giúp dúi phát triển mau chóng và sinh con tốt.

Thức ăn cho Dúi sinh sản

Thức ăn cho Dúi sinh sản

Cần cho dúi sinh sản uống nhiều nước, thường dùng bình nước hay là chén để đựng nước phải được giữ cố định để tránh dúi đang uống nước mà làm đổ nước lên sàn chỗ dúi đang ở gây ra ẩm thấp ảnh hưởng đến việc chăm sóc con hay việc sinh sản của dúi. Đa phần dúi khát nước sẽ uống rất nhiều nước, ước chừng là 1/3 chén nước nên cần người nuôi phải chú ý việc này mà thay nước hoặc cho thêm nước cho dúi uống.

Chu kỳ thời gian sinh sản của con dúi

Dúi sinh sản một năm sinh con từ 3 đến 4 lứa, mỗi một lứa như vậy từ 3 đến 6 con. Thời gian dúi con với dúi mẹ trong vòng 45 ngày là có thể tách ra. Với khoảng thời gian và chu kỳ như thế thì người nuôi phải chú ý hơn để có thể cho dúi con dứt sữa mẹ đúng tuần tuổi và cho ăn các thức ăn tươi giúp cho sự phát triển của dúi con tốt nhất. Đã vậy biết cách cho dúi mẹ dưỡng lại sức sau 3 ngày rồi tiếp tục đưa dúi cái ở chung với dúi đực khác để cho dúi có thể sinh sản lần nữa hiệu quả.

Cách phòng bệnh cho dúi tốt nhất

+ Vệ sinh chuồng: Người nuôi vệ sinh chuồng bằng cách lấy chổi quẹt nhẹ phân của dúi ra ngoài, sau đó ở vùng có nước tiểu thì lấy giấy khô thấm sạch. Tuyệt đối không được dùng các chất khác nhau có mùi hay có vị nào đó làm cho dúi hít phải ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của dúi.

Vệ sinh chuồng trại nuôi dúi

Luôn giữ vệ sinh chuồng Dúi sạch sẽ

+ Ăn uống sao cho thích hợp: Dúi thường ăn tre, nứa, mía, bắp và cho ăn thêm một ít khoai để có thêm chất dinh dưỡng, đặc biệt dúi sinh sản sẽ ăn với khẩu phần nhiều hơn nên người nuôi cần chú ý việc ăn uống của dúi hơn.

+ Tiêm chủng: Việc tiêm chủng cho dúi còn hạn chế nhưng khi dúi bị bệnh hoặc phòng các bệnh khác của dúi thì người nuôi mới tiêm chủng cho dúi, mang dúi đến bác sĩ thú y để được điều trị một cách tốt nhất.

Bảng giá con dúi thịt, dúi giống

Thường dúi bán lấy thịt sẽ có mức giá từ 400.000 đến 500.000/ 1Kg. Với mức giá này vô cùng phù hợp với những ai muốn mua thịt dúi để thưởng thức loại thịt vừa ngon vừa ngọt này do thịt dúi có chất dinh dưỡng. Dúi là động vật được mang vào chăn nuôi khép kín mà không bơm bất kì loại thuốc nào vào thịt nên thịt vô cùng săn chắt và cũng do một phần bởi dúi di chuyển nhiều, đã vậy dúi ăn toàn thực phẩm là rau củ nên có chứa nhiều Protein. Cũng chính điều đó mà người bán đưa ra một mức giá thích hợp để người dùng mua dúi dễ dàng hơn.

  • Dúi Giống có trọng lượng tầm 6 lạng có mức giá khoảng 600.000đ/ cặp
  • Dúi đã mang thai và sắp sinh sản có giá khoảng 900.000đ/cặp

Tùy vào loại dúi và độ tuổi và dúi có mức giá khác nhau. Để biết chính xác giá bà con tham khảo các trang trại lớn bên dưới và liên hệ để lấy thông tin chính xác nhất.

Có nên nuôi dúi không?

Việc nuôi dúi giúp cho ngành nông nghiệp và giúp cho những người có đời sống khó khăn thay đổi được cuộc sống của mình thông qua việc chăn nuôi dúi. Thay vì nuôi gà, vịt, heo, bò với nhiều chi phí và rủi ro thì chỉ cần nuôi một cặp dúi giống chỉ từ 1 triệu đồng là có thể giúp cho người nuôi thu lại tiền vốn lẫn tiền lời dễ dàng.

Có nên nuôi dúi không

Nghề nuôi Dúi giúp nhiều gia đình trở nên khá giả hơn

Tuy ở miền Nam của Việt Nam chưa phát triển mô hình nuôi dúi nhưng ở phía Bắc đã có rất nhiều người nuôi dúi để thay đổi cuộc sống của mình. Chính việc này mà ngày càng có nhiều người dành cho sự quan tâm lớn cho con dúi và quyết tâm nuôi dúi hơn nên khi được hỏi có nên nuôi dúi không thì chắc chắn rằng mọi người sẽ trả lời là có. Tuy nhiên trước khi nuôi cần phải tiềm hiểu thật kỹ và nên nuôi lấy kinh nghiệm với quy mô nhỏ trước

Top 5 trang trại nuôi dúi lớn nhất Việt Nam

Các trang trại lớn tại Việt Nam gồm có:

Trang trại ở tỉnh Tuyên Quang.( 0979 701 448) gặp Anh Chung.

Trang trại lớn ở Hưng Yên tên Thành Công. (0974 819 338)

Trang trại lớn ở Thái Nguyên tên trại là Dúi Xuyên Việt 360. (0347 629 888)

Trang trại dúi Triệu Sơn ở Thanh Hoá.

Trại dúi Thành Trung ở Gia Lai.(0358 767 575) gặp Mr Trung.

Thị trường tiêu thụ dúi hiện nay

Thị trường tiêu thụ dúi hiện giờ rất lớn và ở Việt Nam nói chung đã có rất nhiều trang trại được hình thành nhằm mua bán dúi giúp cho mọi người có thể đến gần hơn với nghề nuôi dúi và biết cách nuôi dúi sao cho phát triển tốt. Với thị trưởng tiêu thụ và nhu cầu ăn thịt dúi ngày càng nhiều mà dúi được sinh sản hợp lý và các con dúi đều có sức khoẻ tốt đem lại nguồn thức ăn ngon, bổ và có thể đưa vào dùng làm thuốc giúp cho chính con người cảm thấy thịt dúi có nhiều lợi ích.

Mua con dúi giống ở đâu uy tín, tốt nhất

Việc mua bán dúi nếu không có giấy phép sẽ không được bán trên thị trường nhưng nếu các bạn đang muốn mua dúi thì hãy đến với các trang trại uy tín với tên tuổi rõ ràng để các bạn yên tâm hơn khi đến mua dúi, vừa nhận được một con dúi khoẻ mạnh với giá tốt mà còn vừa nhận được sự tư vấn và giúp đở từ nơi bán để các bạn nuôi dúi hiệu quả hơn.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
1 Comment
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
tuấn quang
tuấn quang
2 years ago

đặt guest post, cungcapduithit@gmail.com

1
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x