Kỹ thuật nuôi Dúi má Đào - Điện máy kim biên

Kỹ thuật nuôi Dúi má Đào

KỸ THUẬT NUÔI DÚI MÁ ĐÀO

Dúi má đào là dúi gì

Dúi má đào (tên khác: dúi má vàng) là loài dúi có cân nặng nặng hơn so với loài dúi mốc lớn ở Việt Nam, tạng người lớn, đuôi to và dài, thuộc bộ gặm nhấm, giống loài chuột. Cách phân biệt loài dúi này với các dúi khác ở chỗ là nó có hai cái má màu hồng hồng hoặc vàng vàng, khá mũm mỉm. Tuy nhiên dù có dúi má đào to hơn so với dúi mốc lớn nhưng phần da của chúng ít có mỡ hơn, nên trông thân hình chúng thon gọn hơn so với cân nặng của nó.

Dúi má đào

Dúi má đào

Dúi má đào sinh sống và tập trung nhiều ở Lào và một số tỉnh ở Thái Lan, và một số tỉnh giáp ranh biên giới giữa Việt Nam với Lào. Bên Trung Quốc thì dúi má đào được chăn nuôi dưới hình thức công nghiệp, tạng dúi to và tròn. Còn dúi má đào ở Việt Nam thì gần 95% được nhập từ Lào về.

Trên thị trường thì giá của dúi má đào cao hơn so với dúi mốc lớn, vì nguồn dúi má đào rừng khá khan hiếm nên giá rất cao tầm từ 700 ngàn tới 800 ngàn đồng 1 kg.

Tập tính sinh học

Dúi má đào có chế độ ăn uống đặc biệt, chúng ăn khoẻ từ gấp 1,5 – 2 lần thức ăn so với dúi mốc lớn. Tốc độ tăng trưởng của dúi má đào khá nhanh từ 200 gram tới 500 gram 1 tháng. Dúi má đào trưởng thành có thể đạt cao nhất từ 5 kg tới 7 kg, còn đạt trung bình từ 4 kg tới 4,5 kg.

Cân nặng đạt được để có thể ghép sinh sản của dúi má đào là tầm 2,5 kg 1 con là có thể ghép được.

Chúng có thể đẻ sai được từ 4 đến 6 con 1 lứa, 1 năm 3 lứa, để nhiều hơn so với dúi mốc lớn và có nhiều vú hơn (ở hai bên nách và 8 vú ở phần bụng). 

Chu kỳ động dục của dúi má đào cái sẽ lâu hơn so với dúi mốc lớn từ 55 – 65 ngày. 

Dúi má đào là loài dúi khá dữ dằn nên nếu không cẩn thận thì sẽ bị thương.

Tập tính sinh học Dúi má đào

Tập tính sinh học Dúi má đào

Kỹ thuật nuôi dúi má đào

Kỹ thuật nuôi dúi má đào khá là quan trọng đối với những người chuyển từ nuôi dúi mốc lớn sang dúi má đào. Dưới đây là một số kỹ thuật trong chăn nuôi cần quan tâm.

Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con dúi thịt thương phẩm, sinh sản hiệu quả tại nhà

Điều kiện môi trường thích hợp để nuôi

Trong điều kiện thích hợp nhất cho dúi má đào là phải mát mẻ, thoáng khí, có mái che toàn bộ phần chuồn trại, nhiệt độ thích hợp là từ 22 đến 25 độ C, dúi má đào không chịu được nóng cho nên nếu nuôi trong môi trường đó thì nên lắp thêm các quạt tản nhiệt, lướt tản nhiệt, mái tôn, trồng nhiều cây xanh bên ngoài.

Thiết kế chuồng nuôi

Thiết kế chuồng bự bên ngoài

Chuồng trang trại nuôi dúi thì cần phải thiết kế làm sao mà chắc chắn và kiên cố, không có nhiều ánh sáng chiếu vào bên trong, thoáng mát, rộng rãi. Bờ tường phải cao gần 2 mét, xây bằng gạch trán xi măng, lắp đặt nhiều quạt máy trên cao, phần mái thì làm bằng tôn cách tường 1 khoảng để cho thoáng khí ra bên ngoài.

Cần cho một ít ánh sáng và chuồng nuôi nếu không thì bộ lông của dúi sẽ chuyển sang màu vàng và dúi sẽ bị bệnh, vào mùa đông thì nên lấy ánh sáng để tiêu diệt mầm bệnh. 

Thiết kế ô chuồng nuôi

Với mỗi ô chuồng nuôi như vậy thì cần có kích thước với chiều dài và chiều rộng khoảng 50 cm, chiều cao khoảng 60 tới 70 cm áp dụng đối với cả chuồng của dúi sinh sản và dúi thương phẩm, hoặc có thể làm chuồng nuôi dúi thương phẩm rộng hơn kích thước đó cũng được.

Tường cần dùng loại gạch men cho dúi má đào thấy mát mẻ, không bị nóng bức như dùng tường trát xi măng hay làm bằng tôn. Các tường này được ghép lại với nhau và dán bằng keo silicon.

Thức ăn của dúi má đào

Dúi má đào ăn những thức ăn không khác gì mấy so với dúi mốc lớn.

Cho dúi má đào ăn những loại thứ ăn như là cây họ tre, thân cây tre, rễ cây, rễ tre, mía, măng bát độ, hạt ngô, bắp, đậu, khoai mì, khoai lang, củ sắn,… và những loại rau củ quả tươi mát như rau xanh, cây bụi,…

Thức ăn chính của dúi má đào

Thức ăn chính của dúi má đào

Khẩu phần ăn hợp lý cho dúi má đào

– Vì dúi má đào ăn khá nhiều nên khẩu phần ăn của chúng cũng cao gấp 2 lần so với dúi mốc lớn.

– Dúi má đào nặng 3 kg thì cho ăn tầm từ 35 cm cây mía trở lên là vừa.

– Với công thức khẩu phần ăn như sau:

– Lấy trọng lượng cơ thể dúi hiện tại 3 kg sau đó gắn với 2 hoặc 5 cm sẽ ra là 32 cm và 35 cm, là ra được chiều dài của cây mía hoặc tre cho dúi ăn.

– Ăn như vậy sẽ đảm bảo được lượng nước trong cơ thể chúng, bổ sung thêm lượng nước từ tre vì có chất xenlulozo bằng cỏ voi và cỏ voi chứa 1 ít hàm lượng glucozo cùng mía chứa nhiều glucozo. Như vậy thì không cần bổ sung thêm nước.

– Cấu tạo răng của dúi khá sắc bén nên chúng dùng răng để cạp những loại thức ăn cứng như là mía, tre và bắp là chủ yếu. Bắp bổ sung tinh bột, đá liếm để tăng thêm độ chát cho đường ruột của chúng để han chế bệnh đường ruột và tiêu chảy và làm mượt cho bộ lông.

– Ngoài ra thì bổ sung thêm xương heo, xương bò, khi mua về phải xử lý rửa qua nước muối với lượng muối là 1/3 chén nước, lấy hết tuỷ ra, nạo sạch phẩn bên ngoài xương và bỏ hai bên đầu nhọn, bỏ xương vào nồi và hầm trong 3 tiếng đồng hồ và phơi khô rồi sau đó bẻ đôi ra rồi đặt vào chuồng nuôi để dúi có thể mài răng tốt hơn và ăn uống cũng dễ dàng hơn.

– Hạn chế sử dụng khoai lang hoặc khoai mì vì rất tốn phí.

– Còn tre thì nên sử dụng kỹ vì nếu để lâu sẽ có bệnh nấm vi rút rất nguy hiểm và tấn công vào dúi làm dúi chết nhiều.

– Mía thì nên chà sạch bên ngoài để dúi gặm an toàn.

Kỹ thuật nuôi Dúi sinh sản hiệu quả nhất

Giao phối của dúi má đào

Cần kiểm tra và đánh dấu vào ngày thả đực, ngày táp đực thì biết được thời gian sinh sản, khoảng 80% con dúi thì sẽ sổ sữa vào ngày đẻ.

Gần đến ngày sinh thì nên đậy chuồng dúi lại bằng giấy các tông hoặc miếng gỗ dài hơn kích thước chuồng để không cho rớt vào chuồng dúi sẽ leo lên và chạy ra ngoài, tránh dùng gạch men đậy vì nếu không khi vào ngày đẻ thì nhiệt độ trong dúi sẽ toả ra, nước bám vào thành chuồng và như vậy thì sẽ làm cho chuồng không được toả nhiệt, sẽ ảnh hưởng tới việc sinh sản của dúi và dúi sẽ bị cảm.

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x