DÚI CON CHO ĂN GÌ
Dúi con khi sinh ra có đặc điểm gì
Dúi con khi sinh ra từ dúi mẹ thì chúng có đặc điểm giống loài chuột, liên họ chuột, mắt đen nhỏ, mũi nhỏ, thân nhỏ có màu hồng hồng đỏ đỏ, khá mềm, lúc mới sinh ra thì chúng chưa có lông trên thân mình và ở đuôi, dúi con thì chưa mở mắt, chỉ sau khoảng 30 ngày thì mắt chúng mới mở và sau khoảng chừng vài tuần hoặc có thể sớm hơn là 15 ngày thì trên thân chúng sẽ bắt đầu mọc lông.
Khi sinh ra thì dúi con sẽ ăn những thức ăn ở xung quanh của dúi mẹ của mình và hay chui vào trong thân dưới của dúi mẹ để được sưởi ấm, dúi con thì không thể chịu được ở nhiệt độ lạnh dưới 15 độ C và nhiệt độ nóng thì ở trên 35 độ C được, khi mà vì xây dựng chuồng ổ cho dúi con ở thì hãy tìm một nơi ấm áp hoặc không thì cần làm ấm chuồng, và khi có mưa gió đến thì cần phải có thêm nhiều mái che lợp tránh mưa để không cho mưa văng vào chúng vì như thế sẽ làm hại đến sức khoẻ của các dúi con.
Sau khi dúi con đẻ được đủ 10 ngày tuổi thì người nuôi có thể cho dúi con ăn uống, kiểm tra cơ thể và vệ sinh đúng cách. Khi dúi con được 20 ngày tuổi thì có thể cho dúi con ăn những loại như là măng tre, rễ tre, lá mía, nứa, các loại rau, củ, quả, côn trùng,…
Ban ngày thì chúng sẽ thường ẩn nấp bên trong các hang hốc do chúng tự đào, ban đêm thì đi kiếm ăn. (đây là dúi rừng trong tự nhiên). Còn các dúi con khi được sinh ra trong trại của người chăn nuôi thì từ khi sinh ra đã được thuần hoá cho nên thì chúng ăn cả ngày lẫn đêm đều được.
Vì vậy mà dúi con có đặc điểm là dễ nuôi, tăng trưởng nhanh, thức ăn thì vô cùng dễ kiếm, ít khi bị bệnh tật và mang lại cho người chăn nuôi hiệu quả kinh tế cao.
Chọn Dúi con làm giống như thế nào
Và nếu như chọn giống để nuôi thì nên chọn dúi con có từ 3 tháng tuổi cho tới 4 tháng tuổi và có trọng lượng cơ thể khoảng chừng từ 0,4 kg cho tới 0,6 kg 1 con, nên chọn dúi con nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, lông mượt và không khuyết tật.
Giá trên thì trường thì dúi giống thì có mức giá giao động từ 150 ngàn đồng cho tới 250 ngàn đồng 1 con. Nên chọn mua từ những nơi đã chăn nuôi được ổn định, có nhiều kinh nghiệm và có những con giống uy tín. Khi nuôi thì chú ý đến việc quá trình ghép đôi giao phối để tránh xảy ra việc cận huyết, với 1 tỷ lệ thích hợp trong 1 chuồng là 1 đực và 5 cái.
Trong quá trình nuôi thì cần phải ghi chép lại vào sổ sách để tiện theo dõi việc ghép đôi giữa con đực và con cái, rồi dựa vào đó có thể giữ lại cho mình những kinh nghiệm để phối giống cho lại cho những con đực này cùng con cái trong quá trình sinh sản cho lứa tiếp theo.
Chăm sóc dúi con như thế nào
Dúi con thì nên cho ăn gì
Dúi con sinh ra thì có 4 răng và răng dưới của chúng phát triển rất nhanh (mỗi một ngày trôi qua thì răng của dúi có thể dài thêm được vài millimet) cho nên dúi thích được cho ăn các loại thức ăn nào mà cứng để dúi có thể mài răng cho ngắn bớt lại như là thân cây tre, măng tre, rễ cây, cây trúc, cây mía hoặc là các loại củ, quả, rau và côn trùng.
Khẩu phần trong thức ăn trung bình cho 1 dúi con trong 1 ngày là:
– Dúi con từ 2 tháng tuổi cho tới 3 tháng tuổi thì cần 50 gram tới 100 gram củ, quả, rau; từ 5 gram cho tới 10 gram loại thức ăn hỗn hợp và từ 5 gram cho tới 10 gram các loại hạt như đậy, lúa, ngô.
– Dúi 3 tháng tuổi cho tới 6 tháng tuổi thì cần 100 gram cho tới 250 gram rau, củ, quả; từ 10 gram cho tới 15 gram loại thức ăn tổng hợp; từ 5 gram cho tới 15 gram loại thức ăn dạng như hạt thóc, hạt đậu và 3 gram cho tới 10 gram các loại khô dầu lạc, khô dầu dừa.
– Dúi con từ 6 tháng tuổi cho tới 9 tháng tuổi thì cần 250 gram cho tới 350 gram rau, củ, quả; từ 15 gram cho tới 30 gram loại thức ăn tổng hợp; từ 15 gram cho tới 30 gram loại thức ăn hạt các loại và từ 10 gram cho tới 20 gram các loại khô dầu lạc, khô dầu dừa.
Bên cạnh đó thì nếu không có dầu dừa thì có thể thay dầu phộng và dầu dừa bằng các loại động vật nhỏ như côn trùng (kiến, sâu, mối, bọ…) và giun đất, các loại thức ăn tinh hỗn hợp thì có thể dùng dạng viên như gà con hay vịt con được 1 tháng tuổi từ nơi chế biến thức ăn gia súc. Nên cho thức ăn tươi cho dúi ăn vào mỗi buổi sáng với đúng liều lượng định ra để tránh ôi thiu và bị thừa.
Trước khi bán dúi thịt 30 – 40 ngày, vỗ béo cho dúi bằng cơm, tấm gạo, bắp xay 60 – 70% trộn với thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn tinh hỗn hợp 30 – 40%. Dúi tăng trọng rất nhanh và béo khỏe, có thể đạt 0,5 – 0,7 kg/tháng.
Đối với dúi con còn non thì khi mới tập ăn nên cho ăn loại tre non như tre bánh tẻ và mía. Với đoạn thân cây tre thì cắt ngắn từ 6 cm cho tới 8 cm rồi cho dúi ăn. Với loại bắp thì nên để nguyên trái bắp hoặc là nguyên hạt. Với mía ngọt thì vẽ phấn xung quanh mỗi ô chuồng hay dùng dụng cụ cho dúi ăn để tránh kiến bu.
Dúi con thì nên cho uống gì
Chén đựng nước nên dán xi măng để cho khỏi đổ nước ra ngoài. Mỗi khi vệ sinh chuồng dúi thì cần lấy cái giẻ khô để lau chén và thay nước khác. Dù là cho dúi ăn tre và mía nhưng dúi thì vẫn có nhu cầu uống nước. Khi dúi khát nước thì cần cho dúi con uống một ngày với 1/3 lượng nước trong một chén nước, nhưng có dúi uống nước có dúi không uống.
Phòng bệnh cho dúi con
Dù dúi là loài ít mang bệnh tật nhưng khi nuôi chúng với số lượng lớn thì cần đề phòng những bệnh sau:
Bệnh về mắt do các bụi bẩn từ bên ngoài gây ô nhiễm nơi dúi sống, hay nước mưa bắn vào sẽ làm hại mắt dúi.
Bệnh viêm phổi, khò khè, những vết thương kín hay các vết thương nhiễm nặng và hiện tượng co giật vì thời tiết hay thay đổi đột ngột và bụi bẩn tích tụ nhiều ngày trong mũi của dúi.
Bệnh ký sinh trùng thì dúi dễ bị mò, ve gây ngứa ngáy làm ghẻ lở trên da, cần đề phòng chuồng trại không bị ẩm ướt, khơi thông các cống rãnh, vệ sinh chuồng trại sao cho sạch sẽ, thoáng mát. Thường xuyên sát trùng, tẩy uế nơi chuồng trại. Sử dụng các loại thuốc diệt ve, mò, thuốc kháng sinh để trị các bệnh viêm da.
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi con dúi thịt thương phẩm, sinh sản tốt
Bệnh đường ruột thì dúi do ăn phải các loại thức ăn không phù hợp, thức ăn bị hôi thối và ẩm mốc, cần cho ăn đúng khẩu phần và không để dư thừa hay hư. Khi mà dúi bị tiêu chảy thì cho dúi uống những loại như nước lá hay rễ cây có các chất chát như là rễ cau, lá ổi, rễ dừa,… để trị bệnh.
Chuồng nuôi cho dúi con
Chọn một nơi yên tĩnh, cao ráo, tránh ẩm ướt và có tiếng ồn, không có nhiều ánh sáng. Chuồng nuôi phải có mái che mưa nắng và không cho ánh sáng chiếu trực tiếp, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Khi nhiệt độ ở ngoài trời trên 35 độ C thì gắn quạt thông gió.
Xây chuồng bằng gạch có quây lưới B40 cao 1,2 mét. Diện tích chuồng nuôi 60 cm x 50 cm x 70 cm. Có thể nuôi dúi theo đàn với diện tích là 10 con trên 1m2, vệ sinh chuồng thường xuyên.