DÚI CÓ NẰM TRONG SÁCH ĐỎ KHÔNG
Việc dúi có nằm trong sách đỏ không là một câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc, vì điều này mà có nhiều bạn không biết có cần giấy xin phép để nuôi loại động vật này không?Và dúi nếu nằm trong sách đỏ thì chính các bạn nuôi sẽ ra sao? Với những điều này mà bài viết hôm nay sẽ cho các bạn những thông tin cần thiết liên quan đến điều đó nhằm giúp các bạn nuôi dúi hiệu quả nhất.
Dúi có nằm trong sách đỏ không
Dúi rừng xuất hiện nhiều ở các vùng núi phía bắc nước ta, trên các vùng bản địa ở Đắk Lắk, dúi rừng hiện nay được liệt kê vào danh sách sách đỏ trong bảng loài động vật hoang dã bị săn bắt nhiều nhất, số lượng dúi rừng trong tự nhiên ngày càng khan hiếm vì dúi rừng được xem là loài động vật mang đến nền kinh tế cao cho người kinh doanh cho nên nhiều người đã săn bắt trái phép để mua bán cho các nhà hàng thực phẩm, khách sạn để kiếm lời từ loài dúi này. Tình trạng này báo động rằng nếu cứ tiếp tục diễn ra thì sẽ dẫn đến việc dúi rừng sẽ bị hao hụt nghiêm trọng trong tự nhiên dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái môi trường.
Kinh nghiệm nuôi dúi thịt thương phẩm, sinh sản hiệu quả tại nhà
Theo như các số liệu thống kê cho thấy rằng loài dúi đã bị săn bắt, mua bán và vận chuyển trái phép động vật hoang dã bất hợp pháp và bị xử phạt hành chính 100% (không xử phạt hình sự) với số lượng vi phạm là 33 vụ xảy tính từ năm 2013 đến 2017 mỗi năm.
Tính từ tháng 1 cho đến 6/6/2021, lực lượng phòng Kiểm lâm Sơn La đã phát hiện và xử lý 2 vụ vận chuyển động vật dúi rừng hoang dã trái pháp luật, với tổng cộng là 17 cá thể dúi đã bị săn bắt, và vụ việc xử phạt vi phạm hành chính được ban hành theo quy định tại Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ, với tổng số tiền phạt lên tới 10 triệu đồng.
Tuy nhiên, việc buôn bán dúi rừng trái phép vẫn lén lút ở một số trang trại nuôi dúi, đối tượng vận chuyển ngày càng tinh vi; các cuộc giao dịch và vận chuyển chủ yếu thực hiện vào ban đêm cho nên khó khăn cho các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý kịp thời. Vì vậy để tránh việc tình trạng này cứ tiếp tục diễn biến ngày một xấu đi thì chủ tịch tỉnh Đắk Lắk cùng các địa phương đã suy nghĩ ra và mong muốn thực hiện thiết lập hệ thống chăn nuôi dúi nhằm giảm tải nạn săn bắt trái phép động vật hoang dã này.
Thiết lập mô hình chăn nuôi dúi
Chủ tịch phường xã ở tỉnh vùng núi Đắk Lắk và những người đứng đầu cơ quan nhà nước đã và đang thực hiện chiến dịch chăn nuôi dúi nhằm hạn chế số lượng dúi bị hao hụt. Với chính sách được đề ra như sau:
Bước tiến đầu là xây dựng mô hình chăn nuôi dúi nhằm mục đích cung ứng thực phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường khách hàng, bố trí các khu chăn nuôi ở địa phương khu vực Đắc Lắc, đánh giá khả năng phát triển chăn nuôi sinh trưởng của dúi, phát triển các kỹ thuật tiên tiến ứng dụng vào việc chăn nuôi dúi sao mà có thể phù hợp với điều kiện ở các địa phương.
Đánh giá hiệu quả đầu ra và kinh tế phát triển của dúi có thể tăng trưởng được không, từ đó mới phát triển việc nhân rộng loại mô hình chăn nuôi này thành quy mô lớn hơn.
Với các chỉ tiêu được đề ra như sau:
Cần xây dựng các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi dúi thương phẩm cho người mới bắt đầu
Đề án xây dựng ban đầu gồm 2 mô hình nuôi dúi thương phẩm với 40 cặp dúi ban đầu, sau gần 10 tháng thì thu hoạch được 160 tới 200 kg dúi thương phẩm và bán với giá từ 600 ngàn tới 700 ngàn đồng 1 kg,
Xây dựng các chương trình tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho những người dân, và dần dần cho người dân tiếp cận sớm với mô hình này.
Xây dựng thêm những bảng danh sách ghi rõ về các tập tính sinh học, các đặc điểm sinh trưởng, sinh sản, cân nặng của dúi theo từng giai đoạn khác nhau.
Đánh giá chất lượng đầu ra về thịt dúi có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không mang mầm bệnh, hiệu quả kinh tế mang lại,…
Theo dõi tình hình dịch bệnh sát sao, nêu rõ cách phòng chống dịch bệnh cần thiết cho loài dúi này.
Thực hiện đề tài trên đã thành công và công việc chăn nuôi dúi ngày một phát triển và lan rộng, không chỉ ở vùng núi mà các nơi khác cũng học hỏi kinh nghiệm này để phát triển mô hình này để phát triển kinh tế, từ đó nạn săn bắt trái phép dúi rừng cũng bớt đi. Với mô hình đó thì không những hạn chế được việc khan hiếm loài dúi rừng mà còn có thể nhân giống ra thành dúi thương phẩm, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa giảm thiểu các nạn buôn bán trái pháp luật.
Cần làm gì để bảo vệ dúi rừng tự nhiên
Các cơ quan chức năng cần tăng cường phòng chống và bảo vệ loài động vật này, bên cạnh đó tuyên truyền nhiều, phổ cập giáo dục và kiến thức đầy đủ về luật quản lý, bảo vệ rừng, lâm sản, động vật hoang dã đến nhân dân, cần phải tổ chức các đoàn kiểm tra và giám sát chặt chẽ nơi dúi ở và các khu chăn nuôi dúi, ngăn chặn và phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định săn bắt, vận chuyển, buôn bán trái phép dúi rừng.
Với những người chăn nuôi hợp pháp cần phải nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh, thường xuyên vệ sinh dọn dẹp sạch sẽ chuồng trại, không tiếp tay với những người mua bán không đúng quy định.
Nói chung bài viết này đem đến những thông tin cần thiết để giúp các bạn có thể mua dúi hợp pháp và chăm sóc dúi tốt nhất trong môi trường chăn nuôi tại nhà.