CÁCH NHẬN BIẾT DÚI CÁI MANG THAI
Việc nhận biết dúi cái mang thai điều vô cùng quan trọng đối với người chăn nuôi, nhất là đối với những người mới bắt đầu chăn nuôi dúi. Việc dúi cái mang thai sẽ ảnh hưởng tới việc các dúi con sinh ra sẽ như thế nào, có đạt được tỷ trọng trọng lượng để xuất thịt và tiêu chí chất lượng mà người chăn nuôi đề ra hay không là phụ thuộc rất nhiều vào điều này. Bài viết xin giới thiệu với người chăn nuôi những thông tin hữu ích để cho người chăn nuôi có cái nhìn rõ hơn về chăm sóc dúi sinh sản mang thai.
Dúi cái mang thai đẻ được bao nhiêu con
Dúi cái mang thai thường thì đẻ được từ 4 tới 5 con 1 lứa, với số lượng đẻ như vậy trong vòng 1 năm thì dúi cái có thể đẻ được từ 3 tới 4 lứa, với số lượng đẻ nhanh như vậy thì dúi cái mang lại một nguồn đầu ra lớn cho người chăn nuôi kinh doanh.
Lợi ích của việc nhận biết dúi cái mang thai
Nhận biết dúi cái mang thai để biết được khi nào dúi con sinh ra để lấy ra, nếu gặp dúi đực hiền thì không sao như nếu gặp trúng dúi đực hung dữ thì chúng sẽ quay sang cắn dúi con và dúi mẹ, như vậy thì nguy hiểm cho dúi con. Hơn nữa thì nếu không kịp thời biết được dúi cái đang mang thai và khi biết trễ rồi thì không thể chăm sóc và cho dúi cái ăn đầy đủ các chát dinh dưỡng cần thiết thì sẽ dẫn tới việc chúng bị yếu đi, khả năng nuôi con kém, từ đó dúi con sinh ra sẽ có thể trạng không khoẻ mạnh và suy yếu.
Cách nhận biết dúi cái đang mang thai
Một số cách nhận biết dúi cái mang thai như sau:
– Nhận biết qua bộ phận sinh dục của dúi cái: ở phần bộ phận sinh dục này sẽ có một lượng chất tinh dịch (tinh trùng từ dúi đực) còn sót lại sau khi mà tách dúi cái và dúi đực ra hoặc là tinh dịch từ âm đạo tiết ra từ dúi cái trước khi mang thai. Còn nếu như có ẩm ướt ở vùng đó thì chỉ là ẩm ướt nhẹ chứ không phải tinh dịch khi dúi không mang thai.
– Nhận biết qua hướng đi của bộ lông của dúi cái: khi dúi cái mang thai thì bộ lông ở vùng xung quanh vú của nó sẽ có chiều hướng là hướng ra bên ngoài, còn nếu như không mang thai thì hướng của lông sẽ hướng vào bên trong hoặc là không hướng bên nào cả. Cách nhận biết này khá là khó vì hầu như lông của chúng khá nhỏ và nhiều nên nhiều khi chúng hoạt động như nằm hay đi đứng thì cũng sẽ làm thay đổi chiều hướng của lông.
– Nhận biết qua việc quan sát bụng của dúi cái: khi dúi cái mang thai thì hai bên bụng của dúi sẽ phình to ra và uốn cong dọc xuống, còn khi nhìn ngang thì bụng nó sẽ dài rộng ra hơn vì đang chứa thai nhi trong đó, còn khi không có thai thì bụng dúi sẽ có độ phẳng nhất định.
– Nhận biết qua việc quan sát vú của dúi cái: vú của dúi sẽ dài ra và từ đó thì có màu trắng trong khoảng từ 10 đến 15 ngày, sau đó nó chuyển sang màu đỏ hồng hoặc là sưng lên, vào cuối thai kỳ thì sữa từ vú sẽ chảy ra khi bạn véo vào núm vú của dúi cái, khi không có thai thì dúi không có dấu hiệu gì đặc biệt.
– Nhận biết qua việc theo dõi cân nặng của dúi cái: cân nặng của dúi cái sẽ tăng lên vì dúi cái ăn nhiều hơn bình thường, hoặc khi mới cho đồ ăn vào chuồng mà dúi nhảy lên và ăn liền hoặc khi dúi ăn sạch hết tất cả đồ ăn trong chuồng và còn ngược lại khi không mang thai thì nó sẽ ăn bình thường và cân nặng của nó không thay đổi nhiều.
– Nhận biết qua việc quan sát tâm lý của dúi cái: dúi cái sẽ không cho con dúi đực tiếp xúc gần với nó hoặc là có thể nó sẽ cắn vào dúi đực luôn khi mà dúi đực muốn chạm vào nó hay muốn giao phối, còn ngược lại thì dúi cái sẽ hoạt động bình thường và không làm gì con dúi khác.
– Nhận biết qua việc quan sát thể trạng của dúi cái: dúi cái mang thai sẽ lười vận động, ngủ nhiều hơn, rên la nhiều hơn vì có dúi con đạp trong bụng.
Bên cạnh đó thì đễ dễ dàng hơn cho người chăn nuôi nếu không có thời gian quan sát nhiều và theo dõi thường xuyên thì có thể chụp lại 1 tấm ảnh dúi cái rồi sau 10 ngày chụp thêm 1 tấm ảnh của nó nữa và so sánh giữa hai tấm ảnh, nếu có sự thay đổi của 1 trong những đặc điểm nhận biết trên thì có thể là dúi cái đang mang thai còn nếu 2 bức ảnh không khác nhau lắm thì là không mang thai.
Bổ sung những chất dinh dưỡng gì cho dúi cái mang thai
Bổ sung khẩu phần ăn hằng ngày cho dúi cái mang thai gồm có tre, bắp, mía, cỏ voi và thân cây mì, khoai lang hay khoai mì thì 2 ngày bổ sung 1 lần, cám cò dạng viên lớn cho dúi ăn để dúi có thể dễ dàng cạp được.
Hướng dẫn kỹ thuật cách nuôi con dúi thương phẩm, sinh sản hiệu quả
Cho 1 lần vào hết các thức ăn vào trong chuồng để cho dúi cái tự tìm đến ăn và thích cái nào thì nó sẽ chọn ăn cái đó, theo dõi và quan sát qua ngày hôm sau thì canh khẩu phần ăn lại cho dúi cái.
Nếu không bổ sung đầy đủ các loại thức ăn với các dưỡng chất đó thì dúi sẽ cắn con nó.
Bổ sung thêm nước và nhiều dưỡng chất và thuốc bổ như thuốc Bcomplex pha chung với nước để cho dúi cái mang thai uống nhiều để cho miệng dúi không bị khô.
Chăm sóc dúi cái khi mang thai
Không được gây tiếng ồn hay tiếng động mạng nơi dúi cái đang ngủ, cần cho đúng khẩu phần ăn và thường xuyên bổ sung nước và dưỡng chất cần thiết cho chúng.
Hạn chế việc động vào dúi cái và lật qua lật lại.
Lót ổ cho dúi cái mang thai
Thêm phần rơm vào trong ô chuồng để lót ổ cho dúi cái khi sắp đẻ con, hoặc cho vào cây mía hay cây tre, dúi sẽ dùng răng dể lột vỏ phần mía ra rồi chúng dùng đó để làm ổ đẻ.