KỸ THUẬT NUÔI DÚI SINH SẢN
Dúi là loài động vật có khả năng sinh sản cao và cung cấp nguồn thực phẩm lớn cho con người, động vật này dễ nuôi mà còn cung cấp chất dinh dưỡng cao nên hiện nay có rất nhiều mô hình nuôi dúi là vậy. Chính điều đó mà bài viết này sẽ đem đến cho các bạn những thông tin chính xác liên quan đến kỹ thuật nuôi dúi sinh sản ra sao để các bạn dựa vào đó mà nuôi dưỡng tốt động vật này.
[toc]
Yêu cầu của chuồng nuôi Dúi sinh sản
Chuồng nuôi dúi thường mọi người sẽ chọn làm theo loại tủ thuốc bắc bởi chuồng này vừa cho không gian phù hợp và tiết kiệm. Mỗi một ô như vậy sẽ rộng 50cm, dài 0.8 – 1m và các ô phải luôn kết dính với nhau tạo thành hình hộp vuông, đặc biệt phải dựng thật cao lên đến 70cm để giúp cho chuồng không bị ánh sáng của nắng mặt trời rọi vào, nền chuồng làm bằng bê tông hay là gạch men, mỗi một ô như vậy là dùng cho một con dúi. Thường chuồng làm theo các ô như vậy sẽ được chia ra làm 2 ngăn giúp cho dúi dễ sinh sản, bởi ngăn trong là cho dúi sinh con, ngăn ngoài thì để thức ăn và là sân chơi.
Đặc biệt là chuồng phải tránh được nắng, mưa, luôn được dọn dẹp sạch sẽ, vị trí của chuồng cũng rất quan trọng nên cần đặt chuồng nuôi dúi tại nơi yên tĩnh càng tốt, không có người qua lại, tránh nuôi con vật khác gần chuồng nuôi dúi.
Thức ăn chính nuôi dúi sinh sản
Thức ăn chính mà dúi thích ăn đó là tre, mía, củ măng, nứa,… Những loại thức ăn này dường như không thể thiếu cho dúi nhất là trong mùa sinh sản. Ngoài ra dúi còn có thể ăn được rễ cây, mầm cây, thức ăn tinh hỗn hợp, thức ăn bổ sung chất khoáng và có cả thức ăn động vật như là ốc, giun đất, côn trùng,…
Dúi được nuôi sẽ được ăn xuyên suốt không giống như dúi sống trong hoang dã bởi loại dúi đa phần sống và làm việc vào ban đêm, ban ngày thì ngủ. Người nuôi dúi cần bỏ thực phẩm tươi cho dúi ăn vào mỗi buổi sáng. Cho dúi với đủ dinh dưỡng và liều lượng, tránh cho việc quá ít thức ăn cung cấp cho dúi hoặc là quá nhiều thức ăn làm cho dễ bị ôi thiu và khi dúi ăn phải sẽ không tốt cho sức khoẻ.
Cần cho dúi uống nhiều nước, bình nước hay là chén để nước phải được giữ cố định để tránh dúi đang uống nước mà làm đổ nước lên sàn chỗ dúi đang ở. Khi vệ sinh chuồng của dúi cần lấy khăn khô để lau thay vì dùng chất hay dung dịch nào đó để lau chuồng. Đa phần dúi khát nước sẽ uống rất nhiều nước, ước chừng là 1/3 chén nước nên cần người nuôi phải chú ý việc thay và cho thêm nước cho dúi uống.
Cách phát hiện dúi đến thời kỳ động dục
Khi sắp đến thời kỳ động dục thì dúi cái sẽ hay bỏ ăn hoặc ăn ít đi, luôn đi xung quanh chuồng như đang tìm kiếm gì đó và đây là dấu hiệu dúi cái đang tìm dúi đực. Người nuôi phải cầm dúi đúng cách như xách đuôi dúi lên và xem bộ phận sinh dục của dúi cái có đỏ hồng hay không, rồi sau đó đưa tay lên vuốt nhẹ và thấy bộ phận sinh dục hơi lồi ra một chút và hơi ướt ướt thì đây là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất dúi đang trong mùa giao phối. Vào thời điểm này chỉ cần mang dúi cái vào ở chung với dúi đực, dúi đực sẽ kêu lên, dúi cái đưa đít vào đầu dúi đực cũng là lúc hai con dúi bắt đầu giao phối với nhau.
Tiến hành ghép đôi dúi đực và cái
Việc ghép đôi dúi đực và dúi cái dựa vào việc người nuôi chọn kích thước của dúi đực tương đương hay to hơn dúi cái, sau đó thả vào chuồng con cái, tiếp đó quan sát con đực với con cái có quấn quýt với nhau hay chưa, nếu thấy con đực mà còn cái gằm ghè nhau thì lập tức tách con cái ra ngay.
Thường thì sau hai ngày vú con cái căng lên, bộ phận sinh dục đỏ hồng và se lại và có dấu hiệu muốn con đực. Khi chưa quan sát kĩ hay người nuôi không biết cách quan sát thì nên dựa vào điều này để hiểu hơn khi dúi cái muốn giao phối.
Thời gian để dúi giao phối thường từ 1 phút rưỡi – 2 phút. Sau khi cả hai giao phối xong thì người nuôi cần quan sát biểu hiện dúi cái và dúi đực cùng liếm bộ phận sinh dục có nghĩa là việc giao phối thành công, nếu dúi cái và dúi đực không làm hành động này có nghĩa là việc giao phối chưa thành công.
Cách lựa chọn dúi giống
Thông thường dúi con nuôi được khoảng 7 tháng thì sẽ có trọng lượng lên đến 750g – 850g thì người bán hay người nuôi bắt đầu chọn giống mà nuôi riêng. Nếu người nuôi kỹ hơn cần chọn giống khác nhau để tránh đồng huyết.
+ Dúi đực: không có vú, có hai hòn bi nhìn khá giống với hai hòn bi của chó.
+ Dúi cái: có hai hàng vú hai bên giống với con heo, bộ phận sinh dục nhỏ, đến mùa muốn giao phối sẽ nở to ra, hơi ướt và có màu đỏ hồng.
Khi lựa chọn dúi giống sẽ dựa vào rất nhiều yếu tố từ trọng lượng, sức khoẻ cho đến giới tính, có như thế thì người nuôi mới có thể chọn được dúi tốt nhất để tiếp tục nuôi theo giống và cho sản sinh ra nhiều dúi con chất lượng khác mà không có tính đồng huyết giúp người mua cũng hài lòng hơn khi nuôi các loại dúi giống tiếp theo.
Chăm sóc dúi mẹ khi sinh sản
Mỗi một năm dúi cái sinh từ 3 – 4 lứa và mỗi lứa từ 2 – 6 con, thời gian từ lúc chuẩn bị sinh cho đến lúc sinh rồi là khoảng 8 tháng.
Dúi cái sau 3 ngày giao phối thì người nuôi cần đưa dúi cái vào chuồng có lót sẵn rơm và rác mềm để cho dúi cái bện thành tổ mà đẻ con. Sau một tháng khi ghép đôi dúi thì dúi mẹ sẽ sinh. Trước khi dúi sinh nở thì cần vệ sinh chuồng thật sạch sẽ, khi đẻ con xong thì không nên dọn liền mà phải để tận 3 ngày hãy dọn nhưng chỉ dọn phân chứ không nên động đến ổ của dúi.
Trong quá trình đẻ con hay là đẻ được vài ngày đầu thì không nên thăm tổ đẻ quá nhiều, hãy để dúi mẹ tự chăm sóc dúi con đến khi đủ 2 tuần tuổi. Cần cho dúi mẹ ăn đầy đủ như cỏ, mía, bắp, khoai lang,… trong vòng 45 ngày thì có thể tách dúi con ra nuôi riêng để dúi mẹ tiếp tục sinh lứa sau. Dúi mẹ sau khi tách con ra thì người nuôi sẽ không cho dúi mẹ ăn trong vòng 1 ngày và luôn thường xuyên quan sát, nhưng sau 3 ngày là có thể cho dúi mẹ đi ghép đôi cùng dúi đực khác.
Với cách chăm sóc này người nuôi cần dựa theo mà giúp cho dúi mẹ có nhiều sức khoẻ hơn để có thể sinh tiếp lứa tiếp theo.
Chăm dúi con mới đẻ thế nào
Dúi con mới đẻ thường không có lông, mắt vẫn chưa mở nên trong vòng 10 ngày người nuôi quan sát sẽ thấy dúi con bắt đầu ra lông và ngày càng dài, đen hơn. Đủ 30 ngày thì dúi con mới mở mắt, thông thường dúi có chưa mở mắt đi nữa thì vẫn ăn uống bình thường, dúi con sẽ bò và mò thức ăn của mẹ sau đó ăn thức ăn đó. Đúng 20 tuần tuổi thì dúi con có thể tự ăn các loại thức ăn như mía và tre.
Nhờ cách chăm sóc các bé dúi con mà chúng trở nên khỏe mạnh và ngày càng phát triển tốt giúp cho việc chọn giống để nuôi tiếp tục cũng trở nên dễ dàng hơn.
Nhìn chung bài viết này giúp cho các bạn dựa vào đây mà hiểu hơn về cách chăm sóc dúi khi dúi vào mùa sinh sản, nhưng để mua được dúi tốt có nhiều sức khoẻ thì hãy tìm đến những nơi chuyên phân phối về dúi có nhiều năm kinh nghiệm để các bạn được họ hướng dẫn, tư vấn giúp cho việc chăm sóc dúi của các bạn trở nên hiệu quả nhất.