DÚI ĐẺ CHO ĂN GÌ
[toc]
Dúi đẻ là gì
Dúi là loài động vật gặm nhấm có khá nhiều đặc điểm bên ngoài giống như loài chuột, có liên họ chuột cho nên nhìn giống như chuột nhưng thân hình có chút mũm mỉm hơn. Dúi đẻ hay là dúi sinh sản thì dùng cho mục đích sinh sản trong mô hình chăn nuôi dúi của người kinh doanh.
Để đạt được mục tiêu chất lượng dúi con sinh ra có trọng lượng tốt và cơ thể khoẻ mạnh cùng với dúi đẻ cho lứa tiếp theo thì bài viết sẽ nói rõ thêm cho những người mới bắt đầu việc chăn nuôi để biết cách làm sao cho dúi đẻ có đủ chất dinh dưỡng và sự khoẻ mạnh để phát triển giống nòi của nó.
Dúi đẻ thì nên cho ăn gì
Vì khi dúi đẻ đang trong giai đoạn sắp hoặc đang mang thai và sinh con thì sức khoẻ cũng như đầu ra của dúi đẻ là điều mà những người chăn nuôi luôn quan tâm cho nên việc chăm sóc dúi đẻ và cho chúng ăn là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Về khẩu phần ăn thì có 3 nguồn thức ăn như sau gồm nguồn thức ăn chính, thức ăn tổng hợp và thức ăn tinh hỗn hợp.
Nguồn thức ăn chính cho dúi đẻ
Nguồn thức ăn chính của dúi đẻ thì cũng không khác gì mấy so với dúi khác. Nguồn thức ăn chủ yếu của chúng là cây tre, trúc, rễ cây, cây mía, măng tre, nứa, rễ tre,…
Chia theo độ tuổi của dúi đẻ thì gồm có 3 giai đoạn như sau:
– Dúi đẻ có độ tuổi từ 1 đến 3 tháng tuổi: cây măng tre nhỏ dài từ 4 đến 5 cm; với cây họ mía thì dài khoảng 5 cm là được; hạt ngô hay hạt bắp thì từ 10 đến 15 hạt; khoai và sắn thì mua củ rồi sau đó thái thành từng lát nhỏ.
– Dúi đẻ có độ tuổi từ 3 đến 5 tháng tuổi: cây măng tre nhỏ dài từ 6 đến 7 cm; với cây họ mía thì dài từ 6 đến 8 cm là được; hạt ngô hay hạt bắp thì từ 20 đến 25 hạt; khoai và sắn thì mua củ rồi sau đó thái thành từng lát nhỏ.
– Dúi đẻ có độ tuổi từ 5 tháng tuổi đến tuổi trưởng thành: cây măng tre nhỏ dài từ 7 đến 8 cm; với cây họ mía thì dài từ 8 đến 10 cm là được; hạt ngô hay hạt bắp thì từ 25 đến 30 hạt; khoai và sắn thì mua củ rồi sau đó thái thành từng lát nhỏ.
Và các loại rau củ quả tươi cần thiết khác như bí, ổi, rau xanh, cây bụi để cung cấp nước bổ sung hay những loại côn trùng như ruồi, kiến, sâu, mối, bọ,… các loại hạt ngô, hạt đậu, khoai lang, sắn dây,…
Các loại thực phẩm ngọt thì kiến rất thích cho nên cần phải đổ thêm phấn ở vùng xung quanh hoặc là dùng cây dài đưa thức ăn vào cho dúi ăn liền.
Nguồn thức ăn tổng hợp
Thức ăn tổng hợp thì có thể bổ sung thêm các dạng thức ăn như là ngũ cốc gồm có khoai, sắn, tinh bột, hạt đậu, hạt ngô, bắp,… để dúi đẻ có thêm một hàm lượng chất dinh dưỡng cao bổ sung cho cơ thể và cho thai.
Kỹ thuật nuôi dúi thịt thương phẩm, sinh sản hiệu quả tại nhà
Nguồn thức ăn tinh hỗn hợp
Với nguồn thức ăn tinh hỗn hợp có thể bổ sung được thêm các vitamin, khoáng, axit amin, chất bổ sung khác, thức ăn tinh hỗn hợp phổ biến nhát cho loài dúi thì hiện này trên thị trường chỉ có các dạng như cám viên gà hay cám viên vịt được làm từ thịt con gà hay thịt con vịt có độ tuổi là 1 tháng tuổi, có thể tìm mua ở những siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi chế biến các loại thức ăn gia súc. Nếu thức ăn để lâu quá sẽ bị ôi thiu cho nên là nên cho dúi ăn sớm vào buổi sáng để tránh chúng bị tiêu chảy và bệnh tật.
Các loại thức ăn khác
Nếu không có các loại thức ăn trên thì cũng có thể thay chúng bằng loại thức ăn như khô dầu dừa, khô dầu lạc,… Còn nếu không có hai loại này thì có thể thay bằng các động vật và côn trùng nhỏ như là bọ, kiến, sâu, mối,…
Dúi đẻ thì nên cho uống gì
Dúi đẻ thì nên cho uống các loại thực phẩm bổ sung như là nước, nước khoáng thiên nhiên bù vào các chất như Canxi, Magie, Kẽm,…
Bình thường thì chỉ cần cho vào trong chén với lượng nước là 1/3 chén nước và trán xi măng dính trên lát gạch men tường để cho dúi uống là được.
Những lưu ý khi cho dúi đẻ ăn
Khi cho dúi đẻ ăn thì cần chia ra theo các dạng khẩu phần ăn thích hợp như là buổi sáng thì cho ăn nhiều các loại rau củ quả tươi để dúi được bù khoáng cần thiết và giúp cho chúng có tiêu hoá tốt hơn, rồi cho dúi ăn thực phẩm chủ yếu bắt đầu với cây mía, măng tre, rễ tre,… rồi các bữa ăn sau cũng tương tự như vậy.
Nên cho dúi đẻ một khẩu phần ăn được phân chia sẵn và quan sát khi chúng ăn ghi chép lại vào sổ mỗi ngày, nếu dúi đẻ không ăn nữa mà còn thừa thức ăn thì qua ngày hôm sau đo lại liều lượng thức ăn phù hợp cho dúi đẻ để không bị thừa. Từ đó rút kinh nghiệm để chia phần thức ăn thích hợp cho những lần ăn sau khi mà dúi sinh sản.