CẦN LÀM GÌ KHI BỊ DÚI CẮN
[toc]
Dúi là con gì?
Con dúi là loại động vật có tên gọi khoa học là Atherurus macrourus. Có họ với loài nhím Hisricidae, và có bộ gặm nhấm Rodentia, thuộc nhóm thú.
Dúi là loại động vật gặm nhấm là một liên họ khác của loài chuột và dúi sinh sống và phân bố nhiều ở các vùng tập trung như Đông Nam Á: Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Mã Lai, Indonesia, Lào,… và các vùng khác như ở miền nam hay miền trung của Trung Quốc, Miến Điện hoặc là các vùng phía đông trên núi ở Châu Âu, nhiều vùng ở Ấn Độ hay Nepal.
Vì phân bố ở nhiều vùng với điều kiện sống và môi trường khác nhau cho nên việc có nhiều loại dúi ra đời là điều không xa lạ, có rất nhiều loại dúi khác nhau được chia ra làm 3 họ, 6 chi và 37 loài. Ở đây thì chủ yếu là nói về họ Tông Dúi là họ phổ biến và biết đến nhiều nhất trong việc chăn nuôi dúi. Họ Tông Dúi có tên khoa học là Rhizomyini và phân bố chủ yếu nhiều ở vùng Châu Á, họ Tông
Dúi này được chia làm 2 chi là chi Rhizomys (đây là chi của động vật có vú thuộc bộ gặm nhấm) gồm có các loài như là dúi má đào (có tên gọi khoa học là Rhizomys sumatrensis), dúi mốc lớn (có tên gọi khoa học là Rhizomys pruinosus), dúi mốc nhỏ (có tên gọi khoa học là Rhizomys sinensis), và chi Cannomys thì chỉ có một loài duy nhất chính là dúi nâu (có tên gọi khoa học Cannomys badius).
Dúi thì dùng cho nhiều mục đích của người chăn nuôi và cùng với rất nhiều tên gọi ra đời như là dúi giống là dúi dùng để nhân lấy giống và sinh sản để người chăn nuôi kinh doanh, thường thì dúi giống người ta bán theo cặp với 2 loại là dúi nhỏ và dúi lớn với trọng lượng cơ thể và kích thước thân hình khác nhau. Hay dúi sinh sản là dúi sinh ra những dúi con (và giá của dúi sinh sản sẽ cao hơn so với giá dúi giống).
Con dúi có đặc điểm gì
Đặc điểm của loài dúi thì tuỳ loại mà có những đặc điểm khác nhau về trọng lượng cơ thể, kích thước độ dài cơ thể và đuôi, hình dạng, tập tính sống trong môi trường, sinh sản, vùng phân bố, màu lông, thức ăn,… Sau đây thì người tiêu dùng sẽ hiểu rõ thêm về đặc tính sinh sản cũng như sự khác biệt về các đặc điểm trên.
Trọng lượng cơ thể
– Dúi nhỏ thì có trọng lượng cơ thể khoảng chừng từ 0.3kg cho tới nhỏ hơn 0.5kg
– Dúi trưởng thành thì có trọng lượng cơ thể lớn hơn dúi nhỏ khoảng chừng từ trên 0.5kg cho tới lên khoảng tầm 3kg nếu nuôi tốt trong điều kiện môi trường phù hợp với sự sinh trưởng của dúi.
Kích thước, chiều dài của dúi
– Kích thước chiều dài của thân dúi: nếu là dúi trưởng thành thì chúng có chiều dài thân từ khoảng 25cm cho tới 35cm. Nếu là dúi nhỏ thì từ chiều dài kích thước của dúi từ 25cm trở xuống.
– Kích thước chiều dài của đuôi dúi: dài tầm khoảng từ 7cm cho tới 12cm (tính luôn cả từ dúi nhỏ cho tới dúi trưởng thành).
Bộ lông của loài dúi có đặc điểm gì
– Hầu như thì dúi trưởng thành nào cũng đều không có lông ở phần đuôi.
– Tuỳ vào mỗi loại dúi mà có màu bộ lông khác nhau như là dúi má đào thì có lông màu hơn nâu nâu nhưng lại có màu má khá đặc biệt như trái quả đào; dúi nâu thì có bộ lông màu nâu; dúi trắng thì có bộ lông màu trắng; dúi mốc lớn thì có bộ lông xám đen chỗ đậm chỗ nhạt; dúi mốc nhỏ thì có bộ lông màu cũng giống như dúi mốc lớn tuy nhiên là chúng khác nhau về trọng lượng cơ thể và cũng như việc chăn nuôi cũng khác nhau cho nên được chia ra làm hai loài.
Thức ăn của Dúi là gì
Thức ăn chủ yếu của các loài dúi này là rễ cây, rễ măng, củ, quả tươi, tre, nứa, hạt ngô, mía, đậu, khoai, sắn, khô dầu lạc, khô dầu dừa,… cho nên đó là lý do để cho dúi sống gần những nơi có nhiều thức ăn như vậy.
Nếu như cho dúi ăn rau quả rồi thì không cần phải bổ sung thêm nước vì trong quả đã có sẵn nước rồi.
Tuổi thọ của loài Dúi
Loài dúi thì có tuổi đời sống trung bình khoảng tầm 6 năm. Số lần dúi đẻ trong vòng 1 năm là khoảng 3 lần cho tới 4 lần, mỗi một lứa như vậy là dúi mẹ sẽ đẻ được từ khoảng từ 3 con cho tới 5 con. Từ lúc đẻ ra dúi con cho đến khi dúi cái động dục lúc lần đầu là khoảng 6 tháng (dúi cái thường chỉ mang thai trong vòng 45 ngày). Nếu như nuôi sinh sản thì trọng lượng của dúi cái khoảng 0,5kg cho tới 0,6 kg là đã đẻ được.
Dúi phân bố ở đâu
Dúi mốc lớn thì phân bố chủ yếu ở nhiều các vùng như là Việt Nam, Campuchia, Ấn Độ, Mã Lai, Trung Quốc, Lào, Miến Điện và Thái Lan.
Dúi má đào thì phân bố chủ yếu ở nhiều các vùng như là Indonesia, Mã Lai, Thái Lan, Campuchia, Miến Điện, Lào và Việt Nam.
Dúi mốc nhỏ thì phân bố chủ yếu ở nhiều các vùng như là Lào, miền bắc ở Việt Nam, miền nam ở Trung Quốc, miền bắc ở Miến Điện.
Dúi nâu thì phân bố chủ yếu ở nhiều các vùng như là miền đông của Nepal (chúng sống ở độ cao 2.000m phía trên mực nước biển, vùng Đống Bắc Ấn Độ ( Meghalaya, Assam, Nagaland, Manipur, Mizoram và Tây Bengal), Đông Nam của Bangladesh, Bhutan, Miến Điện, Tây Bắc của Việt nam, Hoa Nam, Thái Lan và Campuchia (ở Musser và Carleton).
Những phần trên chỉ nên lấy một số mục để cung cấp thêm cho
Bị dúi cắn có bị làm sao không?
Bị dúi cắn thì cũng tuỳ vào dúi nào nếu dúi có bệnh tật hay bị gì thì nên đi kiểm tra sức khoẻ và sơ cứu vết thương, nếu được thì đi chích ngừa.
Vết thương dúi cắn thì thường để lại sẹo lồi.
Cần làm gì khi bị dúi cắn
Khi bị dúi cắn thì người chăn nuôi kinh doanh cần phải tiến hành thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Khi bị dúi cắn thì vết thương có thể khá sâu hoặc trầy xước do răng của dúi khá là sắc bén cho nên việc cần làm lúc này là nên cầm máu trước.
Bước 2: Bước này thì nên dùng các loại dung dịch sát khuẩn mạnh để rửa vết thương khỏi vết cắn sâu và sát khuẩn kĩ càng.
Bước 3: Khi bị dúi cắn thì nên quan sát dúi trong vòng 2 tuần để xem con vật có biểu hiện gì lạ không để biết mà đi chích ngừa, tuyệt đối không được làm hại dúi hay bỏ dúi.
Nếu như cảm thấy không an toàn thì nên đi chích ngừa.
Lời kết
Bài viết này sẽ giúp cho các bạn hiểu hơn về dúi, đặc biệt khi tiếp xúc với dúi bạn cần phải làm gì và phát hiện ra mình bị dúi cắn phải vệ sinh ra sao. Chính điều này mà bài viết đã đưa ra đầy đủ thông tin để giúp cho bạn có thể chăn nuôi dúi tốt nhất mà còn tránh phải bị thương khi dúi cắn, nhưng muốn nuôi dúi hiệu quả với chất lượng cao thì hãy tìm thêm thông tin liên quan để các bạn chăn nuôi dúi phát triển hiệu quả.